[Chuyện Gạo Kể] CÂU CHUYỆN GẠO NẾP

[Chuyện Gạo Kể] CÂU CHUYỆN GẠO NẾP

Mến chào các bạn, lại là mình đây, hạt gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển đây.

“Nghèo cho sạch, đói phải gói mang về” ...à nhầm! “Nghèo cho sạch, đói phải ăn gạo nếp” ạ. Bênh cạnh gạo thì nếp cũng là một đặc sản châu Á mà bạn nhỉ?!

Tròn đã cùng bạn đi qua 63 tuần truyện tức là hơn 1 năm rồi. Những câu chuyện về hạt gạo dùng trong bữa cơm hằng ngày, hạt gạo lứt, … đã được Tròn kể cho bạn nghe. Và lần này hạt gạo nếp sẽ là chủ đề cho tập 63 bạn nhé.


Ngoài những bữa cơm thơm, ngon hằng ngày, đất Việt ta còn có hạt nếp dẻo bùi dùng để nấu xôi hay làm các món bánh dân gian đấy ạ.


Một số loại nếp phổ biến trên thị trường

Nếp sáp: là một loại nếp đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười. Với đặc tính: hương vị tự nhiên, thơm nhiều, dẻo dính, rất phù hợp để nấu xôi, hay những món bánh đặc sản,… Nếp sáp là loại nếp thông dụng nhất tại đây.

Bột nếp sáp được dùng để làm các món bánh như bánh nếp, bánh giầy, bánh rán, bánh trôi, bánh gai, bánh cốm…

Nếp sáp tấm còn được dùng trong sản xuất rượu.

Thứ hai là nếp cái hoa vàng. Lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng nên loại gạo này được gọi là nếp cái hoa vàng. Đây là gạo ngon của vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Hạt gạo nếp cái hoa vàng khi đồ xôi, làm bánh rất dẻo, có mùi thơm nên được bà nội trợ chọn sử dụng.

Ngoài ra, còn có nếp nương Điện Biên, nếp ngỗng hay nếp nhung, …

Là vùng đất màu mỡ, là đất nước được lớn lên từ cái nôi nông nghiệp, Việt Nam không thiếu những loại lương thực đặc sắc. Điển hình là lúa gạo ạ.

Tại Việt Nam, người dân đã sáng tạo nhiều đặc sản. Có nếp dùng để nấu xôi hoặc nấu rượu. Ngoài ra, từ nếp có thể chế biến các món như cơm nếp, xôi, bánh chưng, các món chè. Hoặc cất rượu nếp, rượu đế và ngâm rượu cần. Bột gạo nếp được dùng để làm nhiều món bánh truyền thống như bánh nếp, bánh giầy, bánh rán, bánh trôi, bánh gai, bánh cốm…

Gạo nếp sáp

Những công dụng của gạo nếp đối với sức khỏe

Gạo nếp có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ chúng ta. Trong y học cổ truyền gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, tá tràng…

Còn theo Đông y, lúa nếp (hay còn gọi là nhu mễ) có vị ngọt thơm dẻo, tính ấm, bổ tỳ vị hư yếu, kẹo mạ (kẹo mạch nha) có vị ngọt tính ấm. Gạo nếp có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế và tiêu đờm. Cám gạo có vị ngọt tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy. Gạo nếp chữa đau bụng, nôn mửa, tiểu tiện ra dưỡng trấp v.v… Rạ lúa nếp còn có thể chữa mụn lở, hay trĩ. (Nguồn: Thuốc chữa bệnh)

Ngoài ra, dân gian hay dùng cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân. Bên cạnh đó, gạo nếp còn được dùng để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, tiểu đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não…

Kết luận

 Gạo nếp là loại thực phẩm bổ dưỡng. Mọi người nên kết hợp ăn uống phù hợp. Không nên ăn quá nhiều, nhất là thường xuyên ăn một loại xôi sẽ làm cho cơ thể thừa dưỡng chất sinh đờm ẩm tích tụ trong cơ thể.

Hi vọng những chia sẻ về gạo nếp của Tròn sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Nhớ đón xem câu chuyện tuần sau của mình trên 2 kênh Blog Gạo Kể Bạn Nghe và Fanpage Gạo Vinh Hiển nhé. Mọi người đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Mỗi tuần Tròn xin gửi đến bạn một câu chuyện hay. 

← Bài trước Bài sau →