ĐẦU NĂM LÀM GÌ ĐỂ MANG LẠI KHÔNG KHÍ MAY MẮN?

ĐẦU NĂM LÀM GÌ ĐỂ MANG LẠI KHÔNG KHÍ MAY MẮN?

Cận kề dịp Tết nguyên đán, không khí cả nước đang trở nên vui vẻ và nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Việt Nam là một nước Châu Á mang đậm bản sắc dân tộc, cùng với nhiều nét đẹp văn hóa lâu đời đã tồn tại và lưu truyền qua bao thế hệ. Dịp Tết nguyên đán (Tết âm lịch) là một trong những sự kiện trọng đại nhất của người Việt, kèm theo đó là những phong tục truyền thống trong dịp này đều có ý nghĩa sâu sắc.

 

Với mong muốn đem lại may mắn, phúc lộc cho một năm mới an khang, người Việt Nam chúng ta đã có những phong tục hoặc những hoạt động được lưu truyền qua nhiều thế hệ như: trưng mâm ngũ quả, mua hoa mai hoa đào, đi chùa cầu an, dựng cây nêu vào ngày Tết,…

Hôm nay, nhân dịp xuân về, Gạo Vinh Hiển xin chia sẻ với bạn đọc những việc làm may mắn đầu năm để trong năm sẽ mang lại vận khí may mắn nhé!

 

1. Tết Nguyên đán mỗi năm là niềm vui lớn của đất nước

 

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam được tính vào đầu năm Âm lịch, Tết Nguyên đán thường có nhiều tên gọi khác nhau như: Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền,… Tết Nguyên đán được tính bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, thông thường sẽ muộn hơn Tết Dương lịch từ 1 đến 2 tháng do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của năm Âm lịch. 

 

Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người. Tết trong Tết Nguyên đán có nghĩa là tiết (ở đây biểu hiện cho thời tiết) sẽ vận hành theo 4 mùa trong năm Xuân - Hạ - Thu - Đông, một chu trình kết thúc và có nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế xưa khi còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

 

2. Ý nghĩa của Tết nguyên đán đối với người dân Việt Nam

 

2.1 Tết đoàn viên của mọi gia đình

 

 

Suốt một năm, mọi người đều làm việc rất tất bật và chăm chỉ. Đối với những người xa quê để làm việc, họ mong mỏi ngày Tết hơn bao giờ hết. Tết Nguyên đán chính là thời điểm mà mọi người trong gia đình được đoàn tụ bên những người yêu thương. Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa thì đây là điều mà mọi người đều mơ ước.

 

2.2 Tết Nguyên đán mang theo may mắn và hy vọng

 


Tết Nguyên đán với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng liêng trang trọng, nhằm tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, với những lời cầu chúc về một năm mạnh khỏe, sinh sôi, mưa thuận gió hòa... là sự khởi đầu về ý thức hệ nông nghiệp và lan rộng trong đời sống tâm linh người Việt.

 

Từ xưa đến nay luôn có quan niệm rằng Tết Nguyên đán đến sẽ xua đuổi đi những điều không may của năm cũ và đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới. Vì vậy, đây là thời điểm được nhiều người lựa chọn để mở đầu công việc cho năm và là thời điểm tốt để khởi nghiệp nhờ vào vận khí năm mới.

 

2.3 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên

Có thể nói đây là dịp quan trọng nhất trong năm mà con cháu trong nhà sẽ tập trung lại để chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên những mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất. Theo người Việt, Tết Nguyên đán là cơ hội để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, trân trọng những giá trị về nguồn cội.

 

3. Những việc làm mang lại may mắn cả năm

 

3.1 Nước đầy lu, gạo đầy hủ

 

 

Phong tục chuẩn bị nước đầy lu và gạo đầy hủ là một trong những nghi thức truyền thống quan trọng trong chuỗi các hoạt động chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, chủ yếu tại các tỉnh miền tây nam bộ. Họ tin rằng đây là điềm lành tượng trưng cho một năm mới ấm no. 

 Đầu năm gạo đầy lu là điềm báo tốt lành cho cả năm ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, ông bà ta thường có tập tục mua thật nhiều gạo và trữ đầy lu gạo trong ngày Tết. Chính vì thế, vào dịp cuối năm, người dân thường nô nức mua gạo thật nhiều.

 

Ngoài ra, ở thời buổi hiện đại có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn gạo làm quà tặng Tết. Họ quan niệm rằng, gạo là hạt ngọc lành trời ban, tặng gạo làm quà Tết cho những người thân yêu sẽ mang lại sự sung túc, ấm no, đủ đầy cả năm.

 


3.2 Phong tục nấu bánh chưng, bánh giầy, bánh tét

 



Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa của người Việt, hàng năm cứ vào ngày Tết khoảng từ ngày 27, 28, 29 Tết mọi gia đình lại ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng, bánh tét.

 

Truyền thống này có từ thời vua Hùng và cho đến nay là điều không thể thay đổi được trong nét đẹp văn hóa những ngày Tết, gia đình nào cũng phải gói cho mình vài chục chiếc bánh để thờ cúng tổ tiên, tặng bạn bè, người thân hay ăn vào dịp Tết. Lúc gói bánh chưng chính là lúc nhớ về nguồn cội của mình, mọi người có thêm thời gian quây quần bên nhau, kể chuyện về một năm cũ đã qua và hy vọng về một năm mới vuông vức tràn đầy, những chiếc bánh bánh tét càng tròn, bánh chưng càng vuông thì năm mới càng đầy đủ, sung túc, thành công.

 

Ở miền Nam thì có bánh tét hình trụ, miền Bắc thì có bánh chưng hình vuông, tuy hình dáng có khác nhau nhưng nguyên liệu thì hoàn toàn giống nhau, gạo nếp chính là nguyên liệu chính của bánh, bánh tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt. Bạn đọc hãy nhớ chọn loại nếp thơm, thật chất lượng để làm ra những chiếc bánh ngon và đẹp mắt nhất!

 

3.3 Phong tục cúng ông Công, ông Táo

Theo dân gian, ông Táo  là người canh giữ bếp và nắm mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng chạp là ngày ông Táo về trời để báo cáo hoạt động một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng. Cứ vào ngày này, nhà nào cũng thu dọn nhà cửa, bếp sạch sẽ rồi làm lễ cũng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình anh và may mắn.

 

3.4 Chúc Tết và mừng tuổi, chúc nhau những điều may mắn

 



Tết là dịp để mọi người gặp gỡ và quây quần bên nhau. Khi gặp nhau, họ chúc nhau những điều may mắn về: sức khỏe, công danh, sự nghiệp,… để cả năm được may mắn. Qua đó, họ sẽ trao nhau những phong bao lì xì để thể hiện tình yêu thương lẫn nhau. Đây là một tập tục rất quen thuộc và phổ biến nhất của người Việt vào dịp Tết. Họ gặp nhau, câu cửa miệng sẽ luôn chúc nhau bình an, vạn sự như ý, mong cầu một năm an khang thịnh vượng.

 

3.5 Chuẩn bị mâm ngũ quả thật đầy đủ

Mâm ngũ quả là thứ đồ không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết của người Việt, tùy vào từng vùng miền mà có những loại quả khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau, nhưng trên bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng phải đầy đủ ngũ quả với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý, mong sao một năm mới sẽ đầy đủ, sung túc hơn.

 

3.6 Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu xuân là một trong những phong tục đẹp ngày Tết cổ truyền. Đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết, người ta thường ngoài chọn những nụ non mới nhú tràn đầy sức sống (của cây mai, cây si hay một số cây ra hoa vào mùa xuân) để hái và mang về nhà - đó gọi là hái lộc. Người ta tin răng hành động này mang lại sự may mắn cho cả năm.



4. Mua gạo và nếp ở đâu để chuẩn bị cho dịp Tết thật ấm no và sung túc?
 

 

Với gần 30 năm kinh nghiệm dày dặn trong ngành gạo, Công ty Cổ phần Vinh Hiển Farm tự tin là nhà cung cấp gạo chuẩn bị cho dịp Tết đủ đầy, đáp ứng đủ các tiêu chí quan trọng cho Quý khách hàng và đối tác: 

  • Chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước, nguồn gốc rõ ràng) 

  • Chứng nhận OCOP, HACCP, VietGAP 

  • Cam kết vàng 3 KHÔNG: không đấu trộn, không chất bảo quản, không chất tẩy trắng hoặc hương liệu, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bữa ăn

  • Gần 20 loại gạo chất lượng phù hợp đa dạng nhu cầu

  • Gạo giá gốc từ nhà máy (tự gieo trồng và tự đóng bao bì) không qua trung gian 

  • Sản lượng và giá cả luôn ổn định, đảm bảo chất lượng nguồn cung tuyệt đối 

  • Sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển, bốc xếp tận tình 

 

Hãy liên hệ ngay đến số hotline 0907.282.012 - 028.665.99927 hoặc để lại thông tin dưới mail gaovinhhien@gmail.com để được tư vấn.

← Bài trước Bài sau →