Gạo nếp, gạo tẻ là hai loại gạo chính được sử dụng từ ngàn đời nay. Tuy nhiên, chúng ta chỉ biết chúng qua sự giới thiệu trực tiếp của người bán mà không thực sự rõ về chúng. Vậy gạo nếp gạo tẻ phân biệt như thế nào? Công dụng của gạo nếp ra sao, gạo tẻ như nào? Cùng Gạo Vinh Hiển tìm hiểu sự khác biệt của hai loại gạo chính này nhé.
Gạo nếp, gạo tẻ (Gạo Vinh Hiển)
Gạo là lương thực chính ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài việc sử dụng chúng để nấu cơm là gạo tẻ, các bạn còn có thể làm bánh, nấu chè từ các loại gạo khác của chúng như gạo nếp.
Hình dáng
Gạo nếp: Là loại gạo hạt dài, hoặc hạt ngắn tương đối tròn trịa, nhưng cùng màu trắng sữa giống sáp.
Gạo tẻ: Khác với gạo nếp ở trên, gạo tẻ thì có hạt dài và nhỏ hơn, màu trắng đục hơi trong.
Tính chất
Giống nhau: Gạo nếp và gạo tẻ đều có một điểm chung là cho cảm giác ngọt khi ăn, nhờ quá trình tiết enzym của nước bọt và lượng đường có sẵn trong hạt gạo.
Khác nhau:
- Gạo nếp là loại gạo có độ kết dính cao, dẻo hơn gạo tẻ, ít nở khi nấu và các hạt gạo khi chín thường kết dính với nhau chứ không tơi xốp, cho cảm giác no lâu hơn khi ăn.
- Gạo tẻ thì ngược lại, độ nở của hạt gạo rất cao, và nấu nhiều nước hơn gạo nếp. Tuy nhiên, độ dẻo của gạo tẻ lại kém hơn gạo nếp nên khi chín ít kết dính, các hạt rời rạc tơi xốp hơn so với gạo nếp, dễ ăn hơn.
Cách sử dụng
Gạo nếp: Khi sử dụng, loại gạo này thường được dùng để nấu xôi, nấu cơm nếp, làm bánh (bánh chưng, bánh dày, bánh tét…), ủ rượu…
Còn gạo tẻ chủ yếu được dùng để nấu cơm, sử dụng trong mọi bữa ăn hàng ngày của người dân Việt. Bên cạnh đó, gạo tẻ còn được sử dụng để nấu các loại cháo như cháo gà, cháo vịt,...đặc biệt các loại cháo giúp giải cảm, trị ốm cho người bệnh. Vì tính chất gạo dễ tiêu.
Chỉ đơn giản vài cách phân biệt, bạn đã có thể tự xác định được loại nào là gạo nếp, loại nào là gạo tẻ mà không cần người bán hàng. Ghi chú lại cách phân biệt để thử so sánh hai loại gạo gắn liền với văn hóa này nhé.
Tham khảo các bài viết khác tại website Gạo Vinh Hiển trong chuyên mục Mẹo hay vào bếp nhé.