Làm bánh ngon dịp Tết Đoan Ngọ

Làm bánh ngon dịp Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch và là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người  dân sẽ chuẩn bị các loại bánh, thức ăn, hoa quả, rượu,... để cúng và ăn cùng gia đình. Đặc biệt là hai loại bánh khúc và bánh tro. Trong bài viết này, Gạo Vinh Hiển sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh đúc và bánh tro đơn giản cho ngày Tết Đoan Ngọ nhé.

ban do "giet sau bo" kiem bon tien ngay tet doan ngo hinh 1
Tết Đoan Ngọ ăn gì? (Nguồn: Internet)


Cách làm bánh tro

Bánh tro hay còn gọi bánh gio, là một trong những món bánh được làm để ăn vào Tết Đoan Ngọ. Loại bánh ăn vừa mát, lại vừa ngọt lịm mật mía gắn liền với tuổi thơ của bao người.

Nguyên liệu

  • Gạo nếp: 1kg

  • Đường, muối

  • Nước tro hoặc nước tro tàu

  • Lá dong loại nhỏ

  • Dây lạt

Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị gạo nếp và nước tro

  • Gạo nếp sau khi lựa chọn kỹ càng các bạn đem vo sạch, sau đó ngâm với 1 chút muối khoảng 5 - 6 giờ.
  • Để làm nước gio, các bạn lấy tàn tro của cây thạp nhạp và cây xoan đã đốt về ngâm sau đó lọc lấy phần nước.Hoặc có thể mua nước tro làm sẵn sẽ tiện lợi hơn. Tiếp đến, để pha nước tro, các bạn pha theo tỉ lệ: 1 thìa nước tro: 1 lít nước lọc.

Bước 2: Ngâm gạo nếp

Sau khi chuẩn bị đủ, các bạn ngâm gạo nếp đã ngâm muối với nước tro trong 22 giờ. Để xác định bánh có thể làm được hay chưa, các bạn dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ, ấn nhẹ hạt nếp, nếu thấy hạt nếp vỡ nhẹ ra thì tức là có thể làm bánh.

Gạo nếp ngấm đủ nước tro cần xả lại nhiều lần với nước lọc cho thật sạch rồi xóc thêm muối để ra rổ cho ráo nước.

Bước 3: Gói bánh

  • Đun 1 nồi nước lớn, cho lá dong vào chần kỹ để mất bớt chất diệp lục trong lá. Sau đó mang rửa sạch, để ráo nước.
  • Xếp hai chiếc lá lên một mặt phẳng, úp phần mặt phải của lá xuống. Múc 2 thìa gạo dàn đều lên lá. Sau đó bạn cuốn lá lại, gấp phần lá thừa hướng trong, dùng dây buộc suốt chiều dài của bánh. Lần lượt gói cho tới khi hết gạo.

Hình ảnh cách làm bánh ú tro mùng 5 tháng 5
Bánh tro hay bánh gio (Nguồn: Internet)

Bước 4: Nấu bánh

Bạn xếp bánh đã gói vào nồi, đổ ngập nước và luộc khoảng 2 - 2,5 giờ để bánh chín nhừ. Bạn có thể chế thêm nước vào để nồi bánh không bị hết nước. Đợi khi bánh chín thì xả dưới vòi nước lạnh sau đó treo lên chỗ thoáng mát.

Bạn có thể nấu chảy đường trắng thành màu cánh gián, sệt quánh lại hoặc chấm với đường trắng để ăn cũng rất ngon nhé.

Cách làm bánh khúc

Bánh khúc là loại bánh có nguồn gốc khá nổi tiếng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Để làm bánh này, người ta sử dụng cây rau lá khúc, loại cỏ mọc ở triền đê, bờ mương hoặc ruộng đã gặt lúa. Cùng học cách làm món bánh khúc này nhé.

Nguyên liệu

  • 500 gr rau khúc
  • 100gr đậu xanh
  • 100gr gạo nếp
  • 300gr bột (tỉ lệ 8 bột nếp,2 bột tẻ)
  • 200gr thịt ba chỉ
  • Hành khô, hạt tiêu sọ, đường, muối

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo nếp ngâm 6 tiếng, vo sạch, để ráo rồi xóc với chút muối. 

  • Thịt thái nhỏ sau đó ướp với hành khô, nước mắm, hạt tiêu, chút đường để khoảng 15 phút sau đó xào lửa to cho săn thịt cho nước xăm xắp đun tầm 20-30p cho thịt mềm, sau đó múc thịt để riêng, nước thịt để bát riêng.

  • Đậu xanh ngâm 2 giờ, xóc ráo nước, sau đó hấp 15-20 phút để chín mềm. Lấy ra giã nhuyễn trộn thêm chút nước thịt để đậm đà và có độ mềm dẻo. Cho thịt, hành phi vàng, chia đỗ ra làm 10 phần, viên tròn đều để riêng.

Bước 2: Chế biến rau khúc

Rau khúc nhặt bỏ lá và hoa già chỉ lấy lá và búp non rửa sạch để ráo. Đun 1 nồi nước sôi thả rau khúc vào tâm 30 giây nhanh tay đổ ra xả nước lạnh cho nguội và vắt ráo, cắt nhỏ rau khúc và cho vào cối giã cho nhuyễn rau. 

Bước 3: Trộn rau

Cho từng thìa bột vào trộn cùng rau, từng chút từng chút để bột đều và ngấm vào rau. Cho thêm 2-3 thìa nước thịt om vào để phần vỏ khúc đậm đà, trộn cho đến khi bột thành khối dẻo dễ tạo hình, không bị quá khô hay nhão.

Bước 4: Gói bánh

Để gói bánh, các bạn dàn mỏng lớp bột vỏ, đặt viên nhân và gói lại. Sau đó, lần lượt lăn nhẹ những viên bột bánh qua 1 lớp mỏng gạo nếp rồi xếp nhẹ nhàng những nắm xôi vào chõ như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lượt gạo nếp đã ngâm kỹ làm lớp áo (lượng gạo nếp nhiều hay ít tùy vào sở thích của các bạn).

Bước 5: Hấp bánh

Bánh sau khi xếp vào nồi, các bạn đậy nắp thật chặt, đun lửa đều và nấu trong khoảng 2- -25 phút. Khi chín, bạn sẽ thấy các hạt nếp căng mọng, nhìn rất đẹp.

Cach_lam_banh_khuc_1
Bánh khúc thơm ngon (Nguồn: Internet)

Trên đây là 2 loại bánh được sử dụng trong Tết Đoan Ngọ mà ai cũng có thể làm. Cùng chế biến và thưởng thức trong ngày Tết sắp tới nhé. Chúc các bạn thành công.

Đừng quên theo dõi chuyên mục Vào bếp cùng bạn bè qua website Gạo Vinh Hiển nhé.

← Bài trước Bài sau →