【HỎI -ĐÁP】Uống nước vo gạo có tác dụng gì?

【HỎI -ĐÁP】Uống nước vo gạo có tác dụng gì?

Vừa nãy, có chị khách khi mua gạo tại Vinh Hiển có hỏi rằng: uống nước vo gạo có tác dụng gì? Giải thích cho chị một hồi, giờ thì tranh thủ viết bài này để những chị em khác tham khảo nhé.

Tác dụng kỳ diệu của nước vo gạo đối với sức khỏe

1. Tác dụng trị mụn, loại trừ vết thâm của nước vo gạo

Sau khi vo gạo xong, trữ nước vo gạo vào chậu, bát sạch, sau đó để nơi thoáng mát khoảng 4-5 tiếng đồng hồ cho tinh bột gạo lắng xuống dưới, đổ phần nước phía trên đi. Rửa mặt sạch và dùng lớp tinh bột gạo này massage nhẹ nhàng trên da mặt theo hướng vòng tròn đến hết, để khô tự nhiên rồi dùng tay phủi nhẹ, sau đó rửa mặt sạch bằng nước ấm, dùng khăn bông thấm khô. Thực hiện đều đặn 2 lần/1 tuần sẽ có tác dụng làm sạch sâu da bên trong lỗ chân lông, giúp các vết thâm mờ dần và biến mất đồng thời phát huy tác dụng trị mụn cực kỳ nhẹ nhàng mà hiệu quả.

2. Nước vo gạo chống lão hóa, làm se khít lỗ chân lông, đẹp da hữu hiệu

Sử dụng lớp tinh bột gạo sau khi đã lắng như ở trên, trộn với mật ong, nước ấm theo tỷ lệ 1:1:2 và sử dụng để massage da mặt nhẹ nhàng hàng ngày từ 10-15 phút có tác dụng giúp da căng mịn, giữ ẩm tối ưu đồng thời chống lại sự hình thành nếp nhăn, các dấu hiệu lão hóa trên da một cách rất hiệu quả. Không những chỉ sử dụng nước vo gạo cho da mặt, chị em hoàn toàn có thể sử dụng cho da tay, hoặc tắm bằng nước vo gạo rồi tắm lại bằng nước sạch để có làn da trắng đẹp, hồng hào. Kết hợp với massage nhẹ nhàng vùng da có lỗ chân lông to đều đặn mỗi ngày rồi rửa mặt sạch với nước ấm, tác dụng của nước vo gạo và độ lạnh, ấm tác động lên da mặt chính là tác nhân giúp se khít lỗ chân lông.

Tác dụng của nước vo gạo trong nội trợ

1. Hạn chế độc tố ở rau, củ, quả

Rau củ rửa bằng nước sạch cũng không đảm bảo loại bỏ được những vi chất độc hại còn bám trên bề mặt. Để hạn chế ngộ độc thuốc trừ sâu ở rau, củ, quả, bạn hãy ngâm rau vào nước vo gạo có pha ít muối khoảng nửa giờ, sau đó rửa rau lại vài lần bằng nước sạch.

2. Khử mùi tanh của cá

Nước vo gạo khử mùi tanh của cá rất tốt. Chúng ta bắt đầu bằng rửa cá kỹ vài ba lần dưới vòi nước, rồi ngâm cá trong nước vo gạo pha chút muối nước muối 10-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, để ráo trước khi nấu.

3. Dùng làm nước rửa bát

Điều bất ngờ là nước vo gạo có thể rửa sạch bát đĩa không quá nhiều dầu mỡ. Lúc này, sử dụng chiếc giẻ mềm, bằng vải, có tính cọ xát tốt, kết hợp với nước vo gạo sẽ làm cho bát đĩa sạch hơn. Rửa xong, chỉ cần tráng qua nước sạch là xong. Bạn sẽ thấy bát đĩa rất sạch mà da tay lại mịn màng.

4. Làm bóng xoong nồi

Những chiếc nồi bằng nhôm, gang, inox để lâu ngày không dùng đến sẽ rất mau xỉn màu. Để nồi bóng loáng trở lại, bạn đổ nước vo gạo vào đầy nồi, sau đó bắc lên bếp, đun cho đến khi nào nước sôi, để một lát rồi tắt bếp, nước nguội hẳn thì trút ra, rửa sạch nồi lại bằng nước, bạn sẽ thấy nồi sáng bóng hơn bình thường.

5. Khử mặn cho cá khô, cá ướp muối

Để trữ được lâu, một số loại cá khô, cá ướp muối thường được ướp muối rất mặn. Do đó, trước khi chế biến, nên rửa sơ cá khô qua nước vo gạo (thay vì nước sạch thông thường), vừa giúp làm sạch bụi bẩn, vừa khử mặn.

6. Giải độc măng

Măng chứa hàm lượng cyanide cao (khoảng 230 mg/kg) nên nếu hấp thu nhiều, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide sẽ chuyển hóa thành a-xít cyanhydric gây độc. Để yên tâm sử dụng, các bà nội trợ nên luộc măng khoảng 2 - 3 lần rồi tiếp tục ngâm nước gạo trong vòng 48 tiếng (Khoảng 8-12h thay nước vo gạo 1 lần).

7. Làm sạch nhớt ốc

Cách hay nhất để loại bỏ chất nhờn và bùn đất trong ốc là ngâm chúng trong nước vo gạo. Sử dụng một thau đựng đầy nước vo gạo và cho vào đó 1 vài quả ớt cắt nhỏ, ngâm ốc trong khoảng 1 - 2 giờ, tất cả chất bùn trong miệng ốc sẽ tự động nhả ra và vón thành từng mảng chất nhầy.

8. Khử độc và tẩy trắng sắn

Sắn tươi thường có chất độc khiến chúng ta khi ăn hay bị say. Muốn sắn trắng và khử bớt chất độc, khi lột vỏ bạn nên ngâm ngay chúng vào nước gạo

 Nguồn: dantri.com.vn

← Bài trước Bài sau →