Tết Trung thu là một phong tục với nhiều ý nghĩa dành cho mọi người như sự chăm sóc, báo hiếu, sự biết ơn, tình thân hữu, đoàn tựu và thương yêu. Ngày của sự đoàn viên nên từ xưa đã rất được coi trọng. Trong ngày này, mọi người hay chuẩn bị bánh, kẹo để ăn mừng, và đặc biệt là có cả canh khoai môn. Là một món canh không còn xa lạ gì với người dân Việt. Hãy cùng Gạo Vinh Hiển thực hiện món canh khoai môn cho ngày trung thu ấm cúng này nhé.
Canh khoai môn ăn ngày đoàn viên (nguồn: Internet)
Có nhiều quan niệm cho rằng, vào ngày trung thu ăn canh khoai môn sẽ có tác dụng tiêu trừ cái ác, loại bỏ tà ma và tôn sùng cái thiện. Do vậy, ăn khoai môn có ngụ ý như là xua tan những điều không may và cầu mong một mùa vụ may mắn sắp tới.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 700g khoai môn
- 15g tôm nõn khô
- 1 bó rau mùi tàu (húng răng cưa)
- Rau ngổ
- ½ củ tỏi
- 3 nhánh hành lá
- Gia vị: muối, bột ngọt, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu
- Dầu ăn.
Cách chế biến món canh khoai môn:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khoai môn bạn đem gọt vỏ, rửa sạch với muối, rồi cắt chúng thành những khối vuông nhỏ với kích cỡ vừa ăn.
Rau mùi tàu và rau ngổ đem rửa sạch.
Bước 2: Nấu nước canh
Lấy một chiếc nồi nhỏ cho lên bếp, cho dầu vào đun nóng. Sau đó cho tỏi vào phi thơm, thêm tôm nõn khô vào, đảo qua một lát rồi cho nước vào.
Bước 3: Nấu khoai chín bở
Cho nước vào nồi xong, bạn tiếp tục cho khoai môn vào rồi nêm nếm các gia vị cho phù hợp với lượng nước bạn cho vào.
Lưu ý, lượng nước khi cho vào nồi nên để sấp sấp với mặt khoai môn giống như khi nấu cơm bằng gạo dẻo vậy.
Cho khoai vào nồi và nấu mềm ( nguồn: Internet)
Bạn tiếp tục ninh cho đến khi khoai môn nhừ. Khi nước hầm khoai sôi, các bạn vặn lửa nhỏ xuống để nước không bị trào ra ngoài.
Ninh khoai môn khoảng 30 phút, thì các bạn dùng chiếc đũa chọc thử khoai môn, nếu thấy khoai bở chín thì các bạn nêm nếm lại một lần nữa cho vừa vị.
Bước 4: Trang trí thành phẩm
Rau mùi và rau ngổ đã rửa sạch và hành lá đem cắt nhỏ.
Sau khi canh chín, các bạn tắt bếp và cho ra tô. Rắc rau và hành cắt nhỏ lên bề mặt canh.
Khoai môn nấu tôm (nguồn: Internet)
Canh khoai môn có vị ngọt mặn của tôm nõn khô, vị vừa ngọt vừa bùi như của gạo lài Miên Campuchia. Còn khi ăn miếng khoai, bạn sẽ cảm thấy thấm trọn vị bở của khoai được ninh nhừ và nước canh là sự hòa quyện của tất cả các nguyên liệu, khi chan vào cơm nóng thì còn gì ngon bằng, cảm thấy thật ấm áp. Ngoài ra, canh khoai môn còn được nấu với xương heo, sườn non, thịt gà,...
Cơm nóng với canh khoai ( Nguồn: Internet)
Với cách nấu đơn giản và dễ dàng trên, bạn đã tự tay nấu cho gia đình và người thân thêm một món ăn ấm áp trong bữa cơm đoàn viên rồi. Chúc các bạn thành công nhé.
Đừng quên theo dõi Fanpage Mẹo hay vào bếp của gạo Vinh Hiển để cùng thực hiện các món ăn hấp dẫn và mẹo vặt trong cuộc sống nhé.