Cách nấu cơm đúng chuẩn người Nhật

Cách nấu cơm đúng chuẩn người Nhật

Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với những nguyên tắc và kỷ luật. Nhờ những nguyên tắc kỷ luật đó nó đã khiến nước Nhật vùng lên mạnh mẽ trở thành một cường quốc kinh tế từng đứng thứ 2 thế giới. Trong công việc cũng như ẩm thực, những nguyên tắc đó vẫn không thay đổi. Điển hình như các bước trong chế biến thức ăn, đặc biệt đó là nấu cơm. Trong quá trình nấu cơm, người Nhật luôn tuân thủ những quy tắc để cho ra những bát cơm đúng vị và tinh tế. Cùng Gạo Vinh Hiển tìm hiểu về cách nấu cơm của người Nhật nhé.

Thêm 2 thứ này vào nồi khi nấu cơm, bạn sẽ có được món cơm thơm mềm và giàu dinh dưỡng - Ảnh 1.
Nấu cơm dẻo thơm như người Nhật (Nguồn: Internet)

Ngoài loại gạo ngon để nấu cơm thì trong quá trình nấu cũng cần một vài mẹo nho nhỏ để giúp nó ngon hơn. Đối với người Nhật, nấu bữa cơm ngon cũng là một quá trình rèn luyện, nó có những giai đoạn cân đo đong đếm khiến chúng ta cần phải có sự tỉ mỹ vào nồi cơm. Cùng xem qua các bước nấu một nồi dẻo và thơm nhé.

Bước 1: Đong gạo nấu cơm

Người Nhật khi nấu cơm thường đong gạo rất cẩn thận. Ở Nhật, mỗi gia đình đều có một chiếc cốc riêng để đong gạo. Khi lấy gao, họ sẽ dùng cốc múc lượng gạo rồi lấy đũa gạt ngang. Một cốc gạo như vậy sẽ có thể nấu được hai chén cơm.


Đong đủ và đúng gạo (Nguồn: Internet)

Bước 2: Quá trình vo gạo

Người Nhật vo gạo rất khác với Việt Nam. Nếu người Việt Nam chỉ làm sạch sơ lớp bụi bám trên bề mặt gạo nhằm giữ lại chất dinh dưỡng thì người Nhật lại vo gạo rất kỹ. Với 2 lần vo gạo, lần đầu tiên sau khi cho nước, họ khuấy 2 lần rồi đổ ra. Lần thứ 2, họ vo gạo đến khi nước trong có thể thấy rõ từng hạt dưới nước.


Nấu cơm kiểu này vừa mất hết chất, vừa rước đủ bệnh vào người - 1Vo cho đến khi thấy nước trong, có thể thấy hạt gạo dưới nước (Nguồn: Internet)

Bước 3: Đong lượng nước và ngâm gạo

Gạo khác nhau thì có nhiều cách nấu khác nhau, nhưng chủ yếu có một vài loại chính. Đối với gạo Nhật cao cấp Taiyo thì lượng nước cần được đo theo tỷ lệ 1:1 nếu gạo đóng gói trong vòng 3 tháng. Nếu hơn 3 tháng thì bạn nên đo theo tỉ lệ 1:1,1 để cơm có thể có độ dẻo phù hợp khi ăn. Người Nhật khi nấu cũng không ngâm gạo vì khi nấu bằng nồi cơm điện gạo cũng hấp thu đủ độ ẩm trong khoảng thời gian làm ấm.

Bước 4: Thêm đá vào nồi cơm

Sau khi bỏ nước vào nồi, bạn cho thêm 2 - 3 viên đá vào nồi cơm trước khi bấm nút. Đây là một trong những cách mà người Nhật áp dụng để nấu cơm thơm và dẻo. Tại sao họ lại làm như vậy? Theo một cách khoa học, khi cho đá vào nồi cơm, đá lạnh sẽ làm trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo, tăng độ dẻo của gạo hơn. Bỏ đá vào gạo sẽ làm tăng lượng axit amin, ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt tự nhiên của hạt gạo.


Cho da vao noi com 2Thêm đá vào nồi cơm giúp cơm dẻo, thơm hơn (Nguồn: Internet)

Bước 5: Xới cơm

Khi cơm chín, bạn không nên vội vàng nhấc nồi ra ngay mà nên dùng đũa xới đều cơm, để hơi nước thoát ra khoảng 1 phút rồi lại đậy nắp lại, để thêm 10 phút nữa mới lấy ra. Như vậy cơm bạn nấu sẽ được ráo và ngon hơn.

nấu cơm tấm bằng nồi cơm điệnXới cơm để thoát hơi nước (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Cách nấu gạo tấm thơm ngon bằng nồi cơm điện

Chỉ với 5 bước đơn giản, bạn đã có thể nấu được nồi cơm ngon như người Nhật. Độ dẻo thơm ngọt tự nhiên của gạo ngon chất lượng và màu sắc óng ả căng bóng của hạt cơm sau khi ra lò. Hãy thử thực hiện với vài bước đơn giản cho gia đình cùng thưởng thức nhé.

Chúc các bạn thành công.

Đừng quên theo dõi Fanpage Gạo Vinh Hiển để cập nhật những tin tức mới nhất từ chuyên mục Mẹo hay vào Bếp nhé.

← Bài trước Bài sau →