Quy trình bón phân cho cây lúa chuẩn

Quy trình bón phân cho cây lúa chuẩn

Mến chào các bạn, lại là mình, Hạt Gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển đây. 

Hôm nay chắc là ngày vui nhất của thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá nước nhà nói riêng bạn nhể. Để đào tạo ra những lứa cầu thủ tài năng như vậy, ban huấn luyện đã phải dày công nuôi dưỡng ngay từ những mầm non rồi ạ.

Không chỉ riêng cầu thủ đâu, gạo cũng vậy hihi. Chúng mình ngoài là những em bé gạo được chọn lọc kỹ càng, công tác chăm bón cũng cần rất nhiều công sức. Quy trình bón phân cho cây lúa như thế nào và bón phân như thế nào để mang lại hiệu quả cao giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Đó là một câu hỏi mà Tròn đã nhận được từ rất nhiều bạn quan tâm về lúa gạo trong thời gian qua. Trong câu chuyện hôm nay, Tròn sẽ chia sẻ về quy trình bón phân cho lúa. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.


Quy trình bón phân cho lúa

Bao gồm 4 bước:

Bón lót cho lúa

Đây chính là giai đoạn đầu tiên mà các bác nông dân phải chú ý. Khi bón lót cho lúa nước, bạn có thể dùng phân chuồng và phân lân kết hợp phân đạm và phân kali. 

Vì giai đoạn sinh trưởng đầu tiên cây lúa non cần được bổ sung lân để ổn định và phát triển. 

Còn nếu như bạn chọn giống lúa đẻ nhánh nhiều hoặc giống lúa ngắn ngày thì nên bón nhiều phân kali.

Nếu như cấy lúa bằng mạ già thì bạn cần bón khoảng từ 1/3 đến 2/3 lượng đạm để bón lót cho cây.

Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh

Là giai đoạn bón phân sau từ 15 đến 20 ngày sau khi cấy lúa. Bạn có thể dùng phân đạm kèm với phân lân.

Trong trường hợp trồng lúa ở đất phèn và đất chua thì nên chọn phân bón là phân lân nhằm giúp hạn phèn cũng nhue độc tố trong đất, giúp cung cấp đủ dưỡng lân cho cây lúa. Tuy nhiên cần dùng lân hạt để tránh tình trạng hạt phân lân bám dính lá gây cháy.Dùng phân đạm để bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh hơn. 

Nếu sử dụng giống lúa dài ngày và đẻ nhánh nhiều, trong điều kiện thời tiết nắng nóng hay cấy lúa với giống dài ngày thì cũng cần bón thêm nhiều đạm cho cây, vì nhu cầu phân đạm cho cây lúa trong giai đoạn này sẽ tăng đáng kể.

Bón thúc đòng

Bón phân thúc đòng đóng vai trò vô cùng quan trọng và nó quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả của toàn bộ vụ lúa. Nếu như bón đúng năng suất của cây lúa tăng từ 1 đến 2 tấn/ha. Ngược lại bón sai thì năng suất của cây lúa giảm từ 1 đến 2 tấn/ha. 

Bón thúc đòng là giai đoạn sau khi gieo cấy lúa từ 40 đến 45 ngày với phân đạm và phân kali.

Với những giống lúa đẻ ít nhánh nhưng bông to và nặng hạt thì cần chú trọng nhiều đến bón đón đòng và nuôi hạt nhằm giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc hơn để năng suất cao hơn. 

Nên sử dụng phân kali để thúc đồng nếu như chúng ta gieo cấy lúa với giống đẻ nhánh ít, giống dài ngày hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc là mưa nhiều.

Bón nuôi hạt

Phun phân bón lá từ 1 đến 2 lần giúp tăng số hạt chắc. Đây là thời kỳ bón phân quan trọng nếu như chúng ta trồng lúa ở đất có chế độ giữ phân kém. 

Vì vậy bạn nên nắm bắt kĩ về các công thức bón phân để vừa mang lại hiệu quả, mà lại tiết kiệm tối đa chi phí.

Các dạng phân bón sử dụng cho cây lúa

Dạng phân đạm phổ biến với lúa nước là đạm urê vì có tỷ lệ đạm cao, lại phù hợp để bón trên loại đất lúa thoái hóa, bạc màu. Phân đạm nitrat thường dùng để bón thúc ở thời kỳ đòng, thích hợp bón trên đất phèn chua, mặn.

Bón phân lân trên đất chua, thường cho kết quả ngang phân supe lân do trong điều kiện ngập nước cây lúa vẫn hấp thụ được dinh dưỡng mà ít bị rửa trôi.

Loại phân kali thích hợp nhất để bón cho lúa là KCl

Nếu ở loại đất quá chua cây lúa sinh trưởng kém nên bón vôi đẻ hạn chế độ chua của đất trồng lúa.

Để biết thêm về mình và quy trình mình lớn lên như thế nào, các bạn hãy theo dõi chuyện mình kể hằng tuần trên 2 kênh Blog Gạo Kể Bạn NgheFanpage Gạo Vinh Hiển nhé. Và cũng đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Mỗi tuần một câu chuyện hay sẽ đến nhà bạn gõ cửa.

← Bài trước Bài sau →