[Chuyện gạo kể] Gạo kể chuyện hạt giống lớn lên được chăm sóc như thế nào?

[Chuyện gạo kể] Gạo kể chuyện hạt giống lớn lên được chăm sóc như thế nào?

Mến chào các bạn, bé Gạo Tròn Đầy lại được gặp các bạn rồi đây. "Đến hẹn lại lên", mỗi tuần Tròn sẽ chia sẻ cho bạn một câu chuyện của mình. Hôm nay sẽ là một câu chuyện đặc biệt lắm đấy nhé! 

Làm thế nào để Tròn có mặt tại đây? Và trước khi là hạt Gạo Tròn Đầy chắc mẩy, mình là gì? Cách các bác nông dân chăm sóc Tròn trước khi ra đời như thế nào? Tất cả sẽ được Tròn kể lại tất tần tật dưới đây.

Có một sự thật Tròn rất tự hào, tự hào đến nỗi cứ nhắc hoài trong các câu chuyện của mình. Đó là, những hạt gạo nhà Vinh Hiển luôn được tuyển chọn kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng nhất cho người tiêu dùng.

Hihi, Tròn lỡ nhắc lại rồi nhưng Tròn xin hứa đây sẽ không là lần cuối cùng đâu.

Từ đâu mà chúng tớ trở thành những hạt gạo xinh đẹp và ngon lành đến vậy? Chắc chắn khâu chăm sóc bọn mình từ khi là hạt lúa sẽ mang tính quyết định rồi. Các bạn cùng Tròn tìm hiểu nhé.

 

Từ hạt giống thành mạ non

Sau khi được gieo trồng cẩn thận theo cách mà Tròn đã chia sẻ ở tập trước, chúng mình sẽ lớn lên và trở thành mạ. Để có được những hàng cây non xanh mắt và thẳng tắp thật sự không phải là điều dễ dàng. 

Sau khi được lên luống, gieo hạt giống và bọn mình bắt đầu lên mạ non, các bác nông dân cần đậy lưới để chống chuột, chống rầy phá mạ. Tiếp theo là thường xuyên kiểm tra, duy trì độ ẩm cho mạ bằng cách tưới hay dẫn nước vào ruộng mạ.

Ruộng mạ (Nguồn: Internet)

Để đạt tiêu chí chuẩn gạo sạch nên bọn mình không hề bị phun thuốc trừ sâu đâu nhé. Phân bón luôn là phân hữu cơ và không chứa dư hàm lượng hóa chất tiêu chuẩn.

Chăm sóc cây lúa phức tạp như thế nào?

Năng suất lúa được quyết định bởi 4 yếu tố: số bông lúa trên một đơn vị diện tích; số hạt trên một bông; tỷ lệ hạt chắc; trọng lượng hạt lúa.

Khi cây lớn hơn chút nữa, mạ sẽ được gọi là lúa. Cánh đồng lúa vàng ươm sẽ dần thay thế cho ruộng mạ xanh mát. Đây là giai đoạn cấy lúa bắt đầu từ phân hóa mầm hoa đến trổ bông và thụ tinh. Thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định trực tiếp đến năng suất lúa. Các bác nông dân cần trang bị những kiến thức về chăm sóc lúa thích hợp để lúa có số bông hữu hiệu cao, tỷ lệ hạt lép ít.

Để Tròn cho các bạn một và phương pháp chăm sóc lúa đơn giản nhé: Bón phân cân đối hợp lý, đúng lúc để cung cấp đầy đủ dưỡng chất; Duy trì mức nước trong ruộng vừa phải; Giữ ẩm cho ruộng lúa;...

Ôi! Nghe kể thôi mà mình sắp xây xẩm mặt mày rồi đây. Các bạn thì sao? Lấy lại tinh thần để nghe Tròn kể tiếp nè.

Thời kỳ lúa chín

Các bạn có nghe mọi người hay nói "cánh đồng lúa chín rất thơm" chưa? Theo Tròn, cây lúa chín "thơm" như vậy cũng một phần do chúng mình đã qua quá nhiều công đoạn, thời gian cũng như nhận thật nhiều tình yêu thương của các bác nông dân trước đó.

Cánh đồng lúa chín vàng ươm (Nguồn: Internet)

Thế nhưng đến đây, các bác nông dân vẫn chưa hết "nhiệm vụ" chăm sóc chúng mình đâu nhé. Bắt đầu từ chín sữa đến chín hoàn toàn, đây là thời kỳ tích lũy chất khô từ thân lá về hạt, là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng quyết định đến số hạt chắc trên bông và trọng lượng của hạt lúa đó.

Chưa hết đâu, để khỏe mạnh cao lớn, bọn mình cần được bón phân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy chất khô, lúa nuôi hạt giúp hạn to, chắc, nặng ký.

Ngoài ra còn cần giữ mực nước vừa phải, giữ ruộng đủ ẩm, không để ruộng bị hạn và thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để có những biện pháp kịp thời để xử lý.

Bọn mình sẽ được thu hoạch khi lúa chín vàng trên 90%. Nếu thu hoạch sớm thì một số hạt tích lũy chất khô chưa đầy, còn thu hoạch muộn một số hạt chín sớm dễ bị rụng cũng ảnh hưởng tới năng suất.

Vậy là hạt lúa đã được gặt rồi đó các bạn. Nhưng Tròn còn phải qua vài công đoạn nữa mới “biến hình” thành hạt gạo trắng ngần, xinh đẹp và chắc mẩy thế này. Mà thôi, bổn gạo xin tạm dừng ở đây nhé. Câu chuyện sẽ được tiếp tục vào tuần sau.

Các bạn có thể tiếp tục theo dõi và yêu thương những câu chuyện kể của Tròn thông qua 2 kênh Fan Page Gạo Vinh Hiển hoặc Blog Gạo Kể Bạn Nghe

← Bài trước Bài sau →