[CHUYỆN GẠO KỂ] PHÂN BIỆT GẠO CÒN CÁM VÀ GẠO NGUYÊN CÁM

[CHUYỆN GẠO KỂ] PHÂN BIỆT GẠO CÒN CÁM VÀ GẠO NGUYÊN CÁM

Mến chào các bạn, lại là mình, Hạt Gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển đây ạ.

Cho Tròn xin info gương mặt vàng trong làng bị khó phân biệt đi nào.

Tròn tự đề cử mình trước nhé. Riêng mình thì không thể nào phân biệt được các vòng của cơ thể luôn. Vì để mang đến hạt gạo ngon cho các bạn mà Tròn tớ được nhà Vinh Hiển nuôi dưỡng béo tốt đến nỗi các phần như một luôn rồi ạ.

Cơ mà được khoẻ, được chăm sóc tốt và các bạn yêu thương là Tròn vui lắm rồi.

Ngoài Tròn ra còn có nhiều bạn khác trong làng này lắm ạ.

Nhân tiện Tròn đọc được một số thắc mắc muốn biết sự khác nhau giữa gạo còn cám và gạo nguyên cám là như thế nào đúng ngay sở trường của mình rồi.

Vậy thì để Tròn kể cho bạn nghe trong câu chuyện tuần này nhé.

 

 

Định nghĩa gạo nguyên cám và gạo còn cám

Gạo nguyên cám hay còn gọi là gạo lứt là loại gạo khi vừa gặt xong, chỉ tiến hành xay tuốt trấu không qua khâu đánh bóng và làm trắng hạt gạo. Điều này giúp hạt gạo giữ lại được lớp vỏ cám quý giá. 

Khi nền nông nghiệp chưa được hiện đại hoá, máy móc còn rất thô sơ, hạt gạo ngày đó không được trắng trẻo, bóng bẩy như hạt gạo bây giờ. Khi cầm hạt gạo trên tay sẽ thấy nhám nhám và khi vo gạo nước vo có màu sữa đục, đó là do lớp cám gạo còn sót lại bên ngoài hạt gạo chưa được xay xát kĩ tạo nên, được gọi là gạo còn cám. Gạo còn cám hoàn toàn không phải gạo lứt.

Như vậy, khi nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, gạo còn cám có màu hơi ngà trắng. Còn gạo lứt vì còn nguyên lớp cám nên sẽ có màu nâu vàng nhạt.

Trên thị trường hiện nay, tại nhà gạo Vinh Hiển hiện đang có mặt 2 loại gạo còn cám là gạo Khổng Tước Nguyên dẻo mềm và gạo thượng hạng Lài Long Phụng.

 

Cấu tạo thành phần gạo còn cám

 

Cấu tạo hạt gạo (Nguồn: Internet)

 

Vỏ trấu là vỏ ngoài cùng của hạt lúa bao bọc và chiếm 20% khối lượng.

Lớp tiếp theo bao phủ phía ngoài cùng hạt gạo là lớp vỏ mỏng có màu hồng hoặc đỏ hay nói cách khác nó gọi là cám chiếm từ 7-8% khối lượng, bên trong gồm những tế bào diệp lục. Khi xay xát dù nhẹ, lớp này cũng bong hoàn toàn thành cám. Đây cũng là lớp chứa đựng nhiều protein và lipid. Tùy theo mức độ xay xát mà hạt gạo mất hoàn toàn hay một phần.

Phôi của hạt (Mầm): Chứa rất nhiều các loại men (enzym), vitamin, chất khoáng, protein, lipid… và hầu như không có tinh bột. Dù xay xát ở mức vừa phải thì phôi cũng bị bong ra theo cám, làm cho hạt gạo bị khuyết một đầu.

Cuối cùng là hạt gạo bên trong chiếm 70% khối lượng còn lại.

Như vậy hạt gạo nguyên cám sẽ chỉ mất đi lớp vỏ trấu bên ngoài.

 

 

Lợi ích của gạo còn cám và gạo nguyên cám

Gạo còn cám chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất nhiều hơn gạo trắng rất nhiều:

Gạo còn cám cung cấp thành phần dinh dưỡng và bổ sung thêm nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể như Sắt, Canxi, Kẽm… đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh và cơ xương.

Hàm lượng vitamin B1 trong cám gạo rất cao, sẽ giúp cải thiện chức năng tim, cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ đục thuỷ tinh thể, tăng cường tuần hoàn máu và trợ giúp trong việc tiêu hoá

Ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch,  khả năng hấp thụ và trao đổi chất trong tế bào giúp cơ thể phát triển một cách toàn diện.

Làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống oxy hóa, tăng cường khả năng tái tạo tế bào giúp cơ thể tăng cường khả năng phục hồi.

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

 

 

Gạo Lứt không phải là gạo Huyết Rồng

Huyết Rồng là một loại gạo có màu nâu đỏ đặc trưng. Khi bạn bẻ đôi hạt gạo vẫn thấy màu đỏ trong ruột.

Gạo huyết rồng (Nguồn: Internet)

 

Còn gạo Lứt có thể là một loại gạo bất kỳ được chà dối, nên lớp vỏ cám vẫn bao bọc bên ngoài hạt gạo. Khi bẻ đôi, các bạn sẽ nhìn thấy bên trong hạt gạo là màu trắng sữa như hạt gạo thông thường.

Gạo lứt (Nguồn: Internet)

 

Gạo huyết rồng ngoài các dưỡng chất như sắt, chất béo, chất xơ, vitamin B1, … thì vẫn bao gồm một lượng tinh bột khá cao. Gạo thích hợp cho người mới ốm dậy, hoặc người có nhu cầu tăng cân, tăng đường huyết, phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ cần phát triển xương khớp.

Đối với gạo lứt, hàm lượng tinh bột trong gạo khá thấp, phù hợp với bệnh nhân tiểu đường hoặc người béo phì, các bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỡ trong máu.

 

 

Như vậy có loại gạo Lứt Huyết Rồng không?

Câu trả lời là có bạn nhé. Khi gạo huyết rồng trong quá trình xay xát cũng được chừa lại lớp vỏ trấu, sẽ hình thành nên gạo lứt huyết rồng. Loại gạo này thường được dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ thấp còi. Ngoài ra, đối với những người hay mắc phải các triệu chứng lo âu, gạo lứt huyết rồng cũng là lựa chọn hàng đầu đấy ạ.

Sơ sơ vậy thôi nhưng Tròn nghĩ các bạn đã phần nào phân biệt được các loại gạo thông thường rồi đúng không nào.

Còn thắc mắc nào về gạo, bạn cứ hỏi Tròn tất nhé.

Đồng thời, theo dõi chuyện mình kể hằng tuần trên 2 kênh Fan Page Gạo Vinh Hiển hoặc Blog Gạo Kể Bạn Nghe Và cũng đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Mỗi tuần một câu chuyện hay ạ.

← Bài trước Bài sau →