[Chuyện Gạo Kể]

[Chuyện Gạo Kể] "TÁM" CHUYỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mến chào các bạn, Gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển và những câu chuyện mỗi tuần đây.

“Gió mang ngàn yêu thương nơi đây cất bước đi xa...” để lại toàn không khí ô nhiễm thế này. Dạo này các bạn nhỏ đi học cũng như các bạn lớn đi làm chắc cũng lo lắng về tình hình môi trường lắm nhỉ?!

Thân là một hột gạo bé nhỏ, Tròn vô cùng thông cảm với nỗi khổ tâm này. Môi trường ô nhiễm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cây lúa chúng mình bạn ạ. Vậy thôi thì hôm nay Tròn sẽ cùng bạn “tám” về vấn đề này nhé.

Tròn tâm sự chuyện ô nhiễm không khí


Cập nhật tình hình ô nhiễm không khí

Tròn đã tìm hiểu được về tình hình khí hậu trên báo Tuổi Trẻ và Lao Động như sau:

Tại Hà Nội

Trong hơn hai tuần qua, chất lượng không khí liên tục có những ngày nồng độ bụi PM2.5, vượt ngưỡng cho phép so với quy chuẩn quốc gia.

Các khoảng thời gian ghi nhận giá trị bụi mịn PM2.5 tăng và duy trì ở mức cao thường vào thời điểm đêm và sáng sớm. Chỉ số chất lượng không khí trong khoảng thời gian này cũng ở mức kém, thậm chí có những giờ lên đến mức xấu.

Đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía Bắc khuếch tán xuống phía Nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Đặc biệt vào sáng sớm là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp.

Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi PM2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn.

Bên cạnh đó, những ngày này, hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.

Theo dõi về lượng mưa trong tháng 9 các năm từ 2013 - 2019 cho thấy, năm 2019 có lượng mưa thấp nhất, liên tiếp trong nhiều ngày (từ 21 - 30.9), toàn bộ khu vực Hà Nội không có mưa. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nồng độ bụi trong không khí của Hà Nội cao đột biến trong thời gian này.

Kết quả hình ảnh cho ô nhiễm không khí hà nội

Ô nhiễm khí hậu khiến không khí có "sương mù" (Nguồn: Internet)

Tại TP.HCM

Tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 cũng là thời điểm giao mùa (cuối mùa mưa, đầu mùa khô), điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt làm giảm khả năng hòa trộn và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí, cũng như làm xuất hiện tượng sương mù quang hóa.

Chất lượng không khí cũng có những diễn biến theo chiều hướng xấu. Năm nay, hiện tượng này đã xảy ra trong thời gian từ ngày 18 - 22.9.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị trong khoảng thời gian này và những ngày tiếp theo, với đặc điểm thời tiết giao mùa, ban ngày nắng khá mạnh, hanh khô, ban đêm nhiệt độ không khí mặt đất khá thấp, hiện tượng nghịch nhiệt vẫn có thể tiếp diễn, nồng độ bụi PM2.5 có thể vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao tại một số thời điểm trong ngày đặc biệt là vào buổi đêm và sáng sớm.


Nên làm gì khi không khí bị ô nhiễm

Theo Chính Phủ khuyến cáo người dân như sau:

Với các bệnh nhân mắc bệnh hô hấp, ngoài bụi thì khói và các mùi hắc khó chịu cũng là tác nhân gây các đợt cấp cho nên những người mắc các bệnh hô hấp khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu. Lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn).

Điều quan trọng là phải làm thế nào để giữ cho môi trường trong sạch. Mỗi người góp một việc nhỏ thì sẽ chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta trong lành. Ví dụ việc người dân đốt vàng mã quá nhiều, hay việc đốt nhang cũng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt khu ngoại thành Hà Nội, mấy ngày gần đây vào vụ thu hoạch người dân lại đốt rơm rạ khiến bầu không khí của thủ đô thêm ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề hơn.

Hình ảnh có liên quan

Cùng chung tay bảo vệ môi trường sống (Nguồn: Internet)

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân nên chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch để đun nấu, thay bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ. 

Khi dừng đèn đỏ, hãy tắt các phương tiện giao thông, thấy xe ô tô nào phát thải nhiều khói bụi, công trình xây dựng nào không che chắn kỹ, chúng ta cần lên tiếng nhắc nhở.

Nói chung, theo Tròn, mỗi người nên góp 1 phần vào công tác bảo vệ môi trường. Và quan trọng là, “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn nhỉ.

Mọi người khi ra ngoài hãy chú ý giữ gìn sức khoẻ hô hấp nhé. Cùng Tròn tâm sự mỗi tuần bằng cách truy cập vào 2 kênh Blog Gạo Kể Bạn NgheFacebook Fan page Gạo Vinh Hiển nhé. Nếu có chủ đề nào hay thích mình tâm sự về vấn đề nào, cũng hãy để lại bình luận cho mình biết nhé.

← Bài trước Bài sau →