[Chuyện Gạo Kể] Khẩu vị gạo của từng vùng miền
- Người viết: Lư Ngọc Trân lúc
- Góc chia sẻ
- - 0 Bình luận
Mến chào các bạn, là mình đây, Hạt Gạo Tròn Đầy, cực tròn, cực đầy nhà Vinh Hiển đây.
Bạn Lứt mà Tròn chơi chung Tròn còn vỗ béo được, theo bạn Tròn lên thêm vài ký đã là gì?...
Với tâm hồn ăn uống đầy nhiệt huyết xuyên suốt mùa dịch và cả sau dịch, Tròn tự tin kể cho các bạn nghe các câu chuyện về ẩm thực ạ.
Và chắc chắn rồi, câu chuyện tuần này sẽ là khẩu vị ẩm thực của các vùng miền. Mà cụ thể ở đây là khẩu vị về cơm ạ.
Đa số người dân mỗi vùng sẽ thích dùng loại gạo nào? Bữa cơm hằng ngày của họ sẽ được thưởng thức theo cách nào? Cùng Tròn tìm hiểu qua câu chuyện ngày hôm nay bạn nhé.
Gạo được phân thành các nhóm khẩu vị chính nào?
Sẵn đây, Tròn giải thích cho các bạn chưa biết thêm chút kiến thức về gạo nhé.
Nhắc đến các đặc tính gạo, người ta phân ra các loại như sau.
Gạo dẻo và gạo xốp: Khi nhai cơm bạn sẽ nhận ra một cách dễ dàng là đó là gạo dẻo hay xốp. Gạo dẻo sẽ có độ dính hơn so với gạo xốp và ngược lại.
Gạo ướt cơm và khô/ráo cơm: điều này dễ dàng nhận ra khi bạn ăn cơm. Với gạo khô hơn khi bạn xới lên, cơm sẽ không có độ dính nhiều và hạt cơm có phần tơi hơn một chút.
Gạo dai cơm và gạo mềm cơm: Nếu bạn nhai chậm hạt cơm dai sẽ có cảm giác hơi dính nhẹ. Còn với gạo có tính chất mềm cơm, gạo sẽ dễ nhai hơn.
Ngoài ra, gạo còn có các đặc tính như: thơm, ngọt cơm …
Tuỳ vào khẩu vị của từng người, nhu cầu sử dụng, món ăn, … mà từng loại gạo sẽ phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng khác nhau.
Các vùng miền có sở thích dùng gạo như thế nào?
Theo kinh nghiệm kinh doanh gạo của Gạo Vinh Hiển trong thời gian dài, nhà Tròn cũng đút kết được vài nhóm khẩu vị gạo nổi bật của các vùng miền.
Chẳng hạn như, tại các khu đô thị cao như Sài Gòn hay Thủ Đô, thu nhập bình quân khá cao, người tiêu dùng có những yêu cầu khá cao về chất lượng gạo. Đa số họ thích dùng gạo dẻo tương đối, nở ít, cơm ngọt và thơm. Để phục vụ cho nhu cầu này, các quán ăn trung và cao cấp tại khu đô thị cũng ưu tiên nhập các loại gạo này.
Ngoài ra, người tiêu dùng khi mua gạo ăn hằng ngày cũng chọn những loại gạo tốt cho sức khoẻ như Gạo còn cám, Gạo lứt, …
Trái ngược hoàn toàn, ở các vùng nông thôn, người dân có thói quen chan canh vào cơm, thế nên dòng gạo hơi khô, ráo cơm và rời hạt sẽ phù hợp hơn với họ. Không những cơm, với cháo họ cũng dùng các loại gạo tẻ, hơi khô và rời hạt, nấu khá loãng, dùng kèm với thức ăn.
Có một điều rất thú vị Tròn bật mí cho mọi người nè. Tại khu vực Lâm Đồng, người tiêu dùng lại rất thích dùng gạo dẻo, thật dẻo.
Những đại lý gạo tại khu vực này hãy lưu ý nhé.
Những món ăn phù hợp với loại gạo nào?
Đây là phần Tròn thích nhất nè. Mlem Mlem!!
Các bạn có nhu cầu làm các món ăn như Sushi, Kimbap, cơm nắm… Điều quan trọng nhất ở cơm các bạn sử dụng đó là tính kết dính. Và như Tròn đã giới thiệu ở trên, gạo dẻo và dai chắc chắn là “best choice” rồi ạ.
Tại nhà Vinh Hiển có loại gạo Nhật Japonica luôn được các tín đồ sushi săn lùng ạ.
Cơm chiên là món ăn quen thuộc của người Hoa. Họ thường sử dụng gạo khô và ráo cơm để xào cơm.
Hoặc các quán ăn bình dân cũng sử dụng gạo xốp, nở để tối ưu hoá lợi nhuận.
Và còn rất nhiều sở thích dùng gạo khác mà Tròn chưa biết đến. Các bạn thì sao? Chia sẻ cùng Tròn nhé.
Các bạn hãy theo dõi chuyện mình kể hằng tuần trên 2 kênh Fan page Gạo Vinh Hiển và Blog Gạo Kể Bạn Nghe Và cũng đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Mỗi tuần Tròn xin gửi đến bạn một câu chuyện hay.