[Chuyện Gạo Kể] Chuyện chưa kể về gạo còn cám

[Chuyện Gạo Kể] Chuyện chưa kể về gạo còn cám

Mến chào các bạn đang xem series Chuyện Gạo Kể. Lại là mình, hạt gạo ngon nghẻ nhà Vinh Hiển đây.

Nếu mọi người đã “thương thương” nhà mình nhiều lần chắc cũng biết đến các siêu phẩm gạo còn cám với chất dinh dưỡng siêu to khổng lồ đúng không ạ?

Gạo còn cám Vinh Hiển nổi tiếng với 2 đặc sản nổi tiếng là Lài Long PhụngKhổng Tước Nguyên.

Đến Tròn còn mong ước đc là những hạt gạo còn cám để đc cung cấp nhiều thiệt nhiều chất dinh dưỡng trong bữa cơm mọi người nữa là...

Vậy câu chuyện này chúng ta cùng xoay quanh hạt gạo còn cám, những người bạn đáng yêu cua Tròn.

Gạo còn cám là gì?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe loáng thoáng ông bà hay mẹ mình đã nhắc đến “gạo còn cám” rồi phải không? Hoặc nếu bạn chưa bao giờ nghe qua thì cũng không sao cả, trong bài viết này Tròn sẽ giúp các bạn hiểu cụ thể hơn về gạo còn cám” là gì và tại sao chúng ta nên ăn “gạo còn cám” thay vì gạo trắng bình thường nhé.

Ngày xưa, khi nền nông nghiệp chưa được hiện đại hoá, máy móc còn rất thô sơ, hạt gạo mà ông bà hay cha mẹ chúng ta ăn thời đó không được trắng trẻo, bóng bẩy như hạt gạo bây giờ. Lúc đó cầm hạt gạo trên tay sẽ thấy nhám nhám và khi vo gạo nước vo có màu sữa đục, đó là do lớp cám gạo còn sót lại bên ngoài hạt gạo chưa được xay xát kĩ tạo nên mà bà và mẹ chúng ta gọi là GẠO CÒN CÁM.

Tại sao nên sử dụng gạo còn cám?

Gạo còn cám chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất nhiều hơn gạo trắng rất nhiều 

Loại gạo này cung cấp thành phần dinh dưỡng và bổ sung thêm nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể như Sắt, Canxi, Kẽm… đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh và cơ xương.

Hàm lượng vitamin B1 trong cám gạo rất cao, chúng ta đều biết vitamin B1 sẽ giúp cải thiện chức năng tim, cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ đục thuỷ tinh thể, tăng cường tuần hoàn máu và trợ giúp trong việc tiêu hoá

Tăng cường hệ miễn dịch, khả năng hấp thụ và trao đổi chất trong tế bào giúp cơ thể phát triển một cách toàn diện.

Làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống oxy hóa, tăng cường khả năng tái tạo tế bào giúp cơ thể tăng cường khả năng phục hồi.

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Làm thế nào để bảo vệ lớp cám bên ngoài?

Bảo quản gạo bằng phương pháp đóng gói chân không

Gạo còn cám Lài Long Phụng được hút chân không (Nguồn: Gạo Vinh Hiển)

Bảo quản gạo trong môi trường chân không sẽ giúp gạo giữ được màu sắc, hương vị và mùi thơm. Cũng như tránh khỏi tình trạng nấm mốc do ảnh hưởng của môi trường. Ngoài ra, mọt gạo cũng khó phát triển, sinh sôi trong môi trường không có oxy.

Thời gian bảo quản gạo thông thường là khoảng 6 tháng. Nhưng khi bảo quản gạo trong môi trường chân không có thể lên đến 1 năm.

Đặc biệt là các sản phẩm gạo còn cám hoặc gạo nguyên cám (gạo lứt) đều cần phải hút chân không để bảo quản gạo trong tình trạng tốt nhất.

Chuyên mục Chuyện gạo kể sẽ xuất hiện hàng tuần trên 2 kênh Facebook Fanpage Gạo Vinh Hiển và Blog Gạo Kể Bạn Nghe Mọi người đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Mỗi tuần Tròn xin gửi đến bạn một câu chuyện hay. 

← Bài trước Bài sau →