[CHUYỆN GẠO KỂ] CHĂM SÓC CÂY LÚA NGÀY BÃO NHƯ THẾ NÀO?
- Người viết: Quỳnh Anh lúc
- Góc chia sẻ
- - 0 Bình luận
Mến chào các bạn hạt gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển đây. Mùa mưa bão của năm 2020 đã bắt đầu rồi ạ.
Chắc chắn yêu không phải là đây rồi bạn ạ. Vì cây lúa như Tròn mỏng manh và yếu ớt nhường nào, mưa bão thế này có thể xem là quá sức của cả họ nhà lúa.
Chính vì vậy các bác nông dân vào thời điểm này phải hết sức vất vả để chăm sóc cây lúa như mình đấy.
Theo nhận định của Trung tâm khí tượng thuỷ văn thì mùa bão năm 2020 sẽ nhiều về số lượng, mạnh về cường độ. Bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ tháng 7 trở đi, đặc biệt sẽ dồn dập vào cuối mùa từ tháng 10 đến tháng 12. Hôm nay Tròn sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc cây lúa mùa bão nhé.
Bước đầu cho quá trình chăm sóc cây lúa mùa bão
Đầu tiên bạn nên chủ động khơi thông dòng chảy và kiểm tra các bờ kênh, mương. Để đảm bảo tiêu nước nhanh gọn những khu vực có nguy cơ bị ngập úng. Bởi vì tháng 7 này sẽ bắt đầu mùa bão, chúng ta cần phải khơi thông ngay để tránh tình trạng ngập úng lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây lúa, thậm chí gây thối và chết lúa.
Sử dụng các phương tiện cơ giới, bố trí lao động khẩn trương thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa có nguy cơ ngập úng cao với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Đồng thời áp dụng các biện pháp hong sấy, phơi khô thóc tránh hiện tượng thóc bị nảy mầm, mốc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Chăm sóc cây lúa mùa bão: Đối với lúa Mùa mới cấy bị nước tràn qua ngập úng nhẹ
Ngay sau khi nước rút khẩn trương áp dụng các biện pháp rửa bùn trên lá, sục bùn. Để tạo thông thoáng cho cây lúa phát triển. Chỉ áp dụng bón đạm cho cây lúa đã ra lá mới, rễ mới. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trên trà lúa bị lũ tràn qua, lưu ý các bệnh như Bạc lá, Đạo ôn, Sâu cắn gié cuối vụ.
Chăm sóc cây lúa mùa bão: Với những diện tích gieo cấy sớm cây lúa đã bước vào giai đoạn đẻ nhánh
Với những diện tích này mức độ ảnh hưởng của ngập úng là không lớn, sau khi nước rút giữ nước mặt ruộng từ 3 -5 cm. Và tiến hành bón thúc để cây lúa đẻ nhánh sớm, để tập trung tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Lượng bón cho 1 sào là 3 – 4 kg Urê + 2 – 3 Kaliclorua, khi bón kết hợp với rặm tỉa và làm cỏ sục bùn.
Với diện tích lúa cấy và lúa gieo thẳng bị ngập úng đã được rút nước kịp thời:
Sau khi rút nước cần tiến hành bón bổ sung 7 – 10kg lân supe/ sào. Kết hợp phun phân qua lá để tăng cường sự phát triển của bộ rễ, cung cấp dinh dưỡng giúp cây lúa nhanh phục hồi. Kiểm tra đồng ruộng rặm tỉa tại những vị trí bị khuyết dảnh bằng mạ dự phòng đúng giống đúng tuổi để đảm bảo sự đồng đều trên đồng ruộng, khi lúa bắt đầu đẻ nhánh thì tiến hành bón thúc theo quy trình.
Với những diện tích bị ảnh hưởng nặng, tập trung ở các diện tích lúa gieo thẳng mới gieo:
Sau khi nước rút cần kiểm tra kỹ nếu có thể gieo bổ sung thì cần gieo bổ sung ngay. Nếu mật độ không còn đảm bảo thì tiến hành gieo lại, cần sử dụng các giống lúa ngắn ngày. Khi gieo lại cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật như gieo mới. Với những diện tích không thể gieo thẳng lại được, cần khẩn trương gieo mạ sân nền để cấy.
Tròn đã chia sẻ cách chăm sóc cây lúa mùa bão. Với mùa mưa đến trễ và cường độ mạnh như năm nay, các bác nông dân hãy áp dụng kịp thời cho mùa vụ không bị ảnh hưởng nhé.
Đón xem câu chuyện tuần sau của mình trên kênh Góc chia sẻ và Fanpage Gạo Vinh Hiển nhé. Mọi người đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Hẹn gặp các bạn tuần tới nhé.