[Chuyện Gạo Kể] CÂU CHUYỆN NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ

[Chuyện Gạo Kể] CÂU CHUYỆN NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ

Mến chào các bạn hạt gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển đây. 

Sắp đến Tết Đoan Ngọ rồi bạn ạ. Ngày tết này cũng quan trọng không kém Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu theo phong tục Đông phương.

Tết Đoan Ngọ này nhà bạn đã chuẩn bị những gì rồi? Nếu vẫn còn chưa biết chuẩn bị gì hay mâm cúng Tết của bạn đã thực sự chuẩn chưa. Hoặc bạn vẫn chưa biết nhiều về ngày Tết này. Vậy để Tròn kể bạn nghe nhé.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một ngày Tết truyền thống tại một số nước trong đó có Việt Nam. 

Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan ngọ là ăn vào buổi trưa.

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan ngọ là Tết diệt sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Đây là một ngày Tết truyền thống dựa trên văn hóa dân gian phương Đông nhằm đánh dấu một giai đoạn khởi đầu cho những điều tốt đẹp, cầu cho mùa màng bội thu, cuộc sống thuận lợi.

Truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ

Theo lệ tục lệ, đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa) người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.

Món ăn dịp Tết Đoan Ngọ

Ngoài những món đã quá quen thuộc như bánh ú, bánh tro, chè trôi nước thì còn có một số món sau đây:

Thịt vịt

Đối với người dân miền Trung, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày mùng 5 tháng 5. Một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 (âm lịch).

Trái cây

Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở. 

Chè kê

Đây là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ của người Huế. Sau khi được xay hạt kê cho tróc vỏ, người ta đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ được nồi chè thơm phức với màu vàng hấp dẫn, hương vị khó quên.

Nói nãy giờ Tròn cũng hơi đói rồi bạn ạ. Mình lại lăn vào bếp nhấm nháp chút gì rồi đi chuẩn bị cho ngày Tết Đoan Ngọ thật trọn vẹn đây.

Mỗi tuần các bạn hãy cùng theo dõi Chuyện gạo kể trên 2 kênh Fan page Gạo Vinh Hiển và Blog Gạo Kể Bạn Nghe. Mọi người cũng đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Hẹn gặp các bạn tuần tới nhé.

← Bài trước Bài sau →