[CHUYỆN GẠO KỂ] Câu chuyện diệt mọt gạo của Tròn
- Người viết: Lư Ngọc Trân lúc
- Góc chia sẻ
- - 0 Bình luận
Mến chào các bạn hạt gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển đây. Câu chuyện hôm nay sẽ là gì bạn nhỉ?
Công thức hoá học của trà sữa là Tê Ra Sua còn công thức hoá học của gạo Tròn Đầy là Tê Ron Day.
Thế nhưng sự tấn công của các loài mối mọt đã làm mất đi “Day” rồi ạ. Mọt gạo không nguy hiểm cũng không tấn công chúng ta.
Thế nhưng, mọt đục khoét từ bên trong khiến hạt gạo ngày càng rỗng hơn và không còn chất dinh dưỡng nào nữa.
Vậy để Tròn kể cho các bạn nghe cách loại bỏ sâu mọt bên trong hạt gạo, mang lại những hạt gạo chất lượng nhất cho bữa cơm gia đình bạn nhé.
Cách diệt mọt gạo nhanh chóng và hiệu quả
Diệt mọt gạo bằng tủ lạnh
Việc bảo quản gạo trong tủ lạnh sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mọt sinh sôi phát triển. Vì vậy trước khi cho gạo vào thùng đựng gạo hãy để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 - 5 ngày.
Không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Nắng và độ ẩm có thể làm cho gạo bị giảm sút chất lượng, hoặc mất đi hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo
Dùng ớt đuổi mọt gạo
Cách dùng ớt đuổi mọt gạo thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cho vài quả ớt đã tách bỏ hạt vào thùng gạo, mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.
Sau khi mọt đã ra khỏi gạo, hãy áp dụng cách cho gạo vào tủ lạnh trong 4-5 ngày để ấu trùng mọt gạo không phát triển.
Dùng muối đuổi mọt gạo
Hãy rắc một chút muối vào thùng gạo, khi ăn gạo, mọt nuốt phải muối mặn sẽ sợ và cũng bỏ đi. Tuy nhiên không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn và còn làm cho gạo dễ bị ẩm.
Dùng máy sấy tóc xử lý mọt gạo
Trước tiên, bạn trải gạo đã có mọt xuất hiện ra một mặt phẳng, rồi bật máy sấy lên hong gạo cho nóng. Sức nóng từ máy sấy tóc sẽ tác động khiến mọt sẽ bò lên mặt, lúc này bạn chỉ cần gom lại và xử lý.
Xem thêm: Gạo Bị Mọt Có Ăn Được Không?
Cách bảo quản gạo quanh năm không bị mọt
Bảo quản nơi khô ráo tránh ánh nắng mặt trời
Gạo mang về cần bảo quản ở nơi khô ráo như trong tủ, kệ bếp hoặc ở góc nhà. Gạo cần được để lên cao, tránh tiếp xúc với mặt đất vì dễ bị vi khuẩn trong môi trường ẩm thấp tấn công. Ngoài ra không để gạo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì dễ bị mất đi hương vị, giảm chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là gạo hữu cơ.
Bảo quản gạo trong tủ lạnh
Bạn nên bảo quản gạo trong tủ lạnh 4 đến 5 ngày trước khi cho vào thùng gạo vì gạo rất dễ hút ẩm và bị tấn công bởi môi trường bên ngoài. Việc bảo quản trong tủ lạnh sẽ giúp ngăn chặn trứng mọt sinh sôi, phát triển.
Bảo quản gạo trong túi kín, thùng kín
Gạo mua về cần được bảo quản trong bao ni lông, túi kín hoặc thùng kín, tránh tiếp xúc với nước, ánh nắng. Thường xuyên kiểm tra túi đựng gạo xem có bị rách hay không, nếu túi bị thủng, rách thì cần thay túi mới. Nên để gạo cách mặt đất 20cm, tránh tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà vì dễ sinh vi khuẩn, côn trùng.
Bảo quản gạo bằng tỏi
Tỏi có tác dụng ngăn côn trùng, mọt phá hoại nên sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe. Khi mang gạo về, bạn hãy bỏ hết vào thùng gạo và để một vài tép tỏi được bóc vỏ lên trên. Điều này sẽ giúp gạo sạch sẽ, không bị côn trùng cắn phá.
Bảo quản gạo bằng chai nhựa
Nếu bạn ngại mùi tỏi thì có thể suy nghĩ đến phương pháp bảo quản gạo bằng chai nhựa. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng chai nhựa hoàn toàn khô ráo nếu không gạo sẽ dễ bị ẩm mốc hơn lúc đó rất nguy hại cho sức khỏe gia đình bạn.
Mong rằng câu chuyện này đã có thể giúp bạn loại bỏ được những loại sâu mọt đáng ghét nằm trong hạt gạo. Và gạo Tròn Đầy sẽ luôn ở đây mỗi tuần kể cho bạn nghe những câu chuyện thân thương về những hạt gạo.
Chuyên mục Chuyện gạo kể sẽ xuất hiện hàng tuần trên 2 kênh Fan page Gạo Vinh Hiển và Blog Gạo Kể Bạn Nghe. Mọi người đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Mỗi tuần Tròn xin gửi đến bạn một câu chuyện hay.