Xây dựng thương hiệu gạo Việt từ thị trường ngách
- Người viết: Huỳnh Thế Vinh lúc
- Thông tin thị trường
(Chinhphu.vn) - Chất lượng gạo Việt Nam nhiều loại đủ ngon nhưng không có thương hiệu, không được người tiêu dùng tin cậy nên dẫn đến gạo Việt phải mang mác Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan ngay trên thị trường nội địa.
“Bấp bênh” gạo Việt
Theo nhận định của các chuyên gia ngành nông nghiệp, hiện nay, sản xuất lúa gạo Việt Nam chủ yếu nhằm đạt sản lượng cao, xuất khẩu với số lượng lớn và không thương hiệu. Mặc dù, có một số thương hiệu tự đặt nhưng sự nhận biết và nhìn nhận của thế giới về thương hiệu gạo Việt Nam còn rất hạn chế.
Cùng với đó, tình trạng bấp bênh của thị trường gạo cũng thường xuyên diễn ra do trông chờ vào các hợp đồng xuất khẩu số lượng lớn, nhưng giá thấp cũng như trông chờ vào nhu cầu tăng mạnh của một vài thị trường lớn như Trung Quốc.
Ngay trên thị trường nội địa, mạng lưới phân phối gạo chưa được xây dựng, phát triển tự phát, rời rạc. Gạo được phối trộn tùy tiện, phân phối theo cách hàng xáo, không bao bì, thương hiệu.
Theo nhiều chuyên gia, chất lượng gạo Việt Nam nhiều loại đủ ngon nhưng không có thương hiệu, không được người tiêu dùng tin cậy nên đang xảy ra hậu quả gạo Việt phải mang mác Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan ngay trên thị trường nội địa, đặc biệt là gạo bán trong siêu thị.
Hướng tới chất lượng và sự khác biệt
GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, một chuyên gia về nông nghiệp cho rằng để xây dựng được thương hiệu, gạo Việt Nam cần được đẩy mạnh tiêu thụ qua các hội chợ quốc tế và các siêu thị với chất lượng phải thật tốt.
Khi hợp tác với DN để xây dựng thương hiệu, nông dân phải tuân thủ quy trình sản xuất, từ giống, phân bón, mật độ gieo trồng đến các phương thức sản xuất kinh doanh theo quy chuẩn mà DN yêu cầu. Nông dân phải tuyệt đối tuân thủ, không vì thấy lợi trước mắt bán được giá cao mà trồng ồ ạt, tăng diện tích làm giảm chất lượng. GS Xuân cho rằng, nếu nông dân làm đúng quy trình sản xuất theo VietGap sẽ giảm được chi phí, chất lượng sản phẩm bảo đảm, kinh doanh có lãi.
Để đạt được điều này, các địa phương cần phát huy vai trò của hợp tác xã (HTX). Theo đó, HTX sẽ đứng ra đại diện cho người dân, đàm phán về đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, tuyên truyền để người nông dân thực hiện tốt cam kết với DN. Như vậy, chi phí đầu vào khi mua sỉ sẽ rẻ hơn nhiều so với từng hộ nông dân đi mua, đầu ra cũng ổn định, giảm thiểu được tình trạng được mùa mất giá.
Ở góc độ thị trường, theo chuyên gia xây dựng thương hiệu Trần Tuấn Anh, hiện nay, người tiêu dùng trong nước đa phần chưa hiểu rõ khái niệm gạo sạch, gạo đang được đối xử như hàng hóa thông thường, chủ yếu tập trung ở phân khúc thấp và trung bình.
Gạo Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh vì thiếu định vị và hình ảnh, chưa tập trung phân khúc cao cấp với giá trị cao và thiếu gắn kết chuỗi giá trị nên phát triển chưa bền vững.
Theo ông Trần Tuấn Anh, khi xây dựng thương hiệu, DN Việt Nam cần chú ý tới hành vi người tiêu dùng tại thị trường mục tiêu, chọn thị trường ngách cho sản phẩm, nhận diện thương hiệu phải đồng bộ, dễ nhận diện, gây được sự chú ý cho khách hàng.
Việc xây dựng thương hiệu gạo, không chỉ tiêu thụ trực tiếp qua siêu thị, mà hiện nay với công nghệ thông tin ngày càng phát triển, DN phải chú ý tới việc bán hàng qua mạng, marketing online, xây dựng thương hiệu qua hệ sinh thái website, DN không chỉ có một website mà duy trì nhiều thậm chí hàng trăm website vệ tinh với mục đích là thu hút khách hàng về phía thương hiệu của mình.
Tại Việt Nam, cũng đã xuất hiện những công ty, đơn vị nhỏ lẻ xây dựng thương hiệu bằng cách chọn thị trường ngách, chuyển từ gạo trung bình giá thấp sang gạo hữu cơ giá cao và bước đầu đã thu được những thành công nhất định.
Ông Võ Minh Khải, chủ nông trại gạo hữu cơ Hoa Sữa - một đơn vị đi tiên phong trong phát triển nông nghiệp hữu cơ (organic) cho biết, để xây dựng thương hiệu gạo, trước tiên cần tạo ra sự khác biệt về mẫu mã và chất lượng. Sự khác biệt và độc đáo được cụ thể bằng việc nghiên cứu và sản xuất ra các loại gạo không gây béo phì và tiểu đường, giúp người tiêu dùng tăng hàm lượng chất sắt.
Ông Khải chia sẻ: “Cùng với sự khác biệt và chất lượng bảo đảm, khi xây dựng thương hiệu, vấn đề mẫu mã và bao bì sản phẩm cũng rất quan trọng, làm sao để người tiêu dùng dễ nhớ và nhận biết về sản phẩm của DN”.
Theo nhận định của các chuyên gia ngành nông nghiệp, hiện nay, sản xuất lúa gạo Việt Nam chủ yếu nhằm đạt sản lượng cao, xuất khẩu với số lượng lớn và không thương hiệu. Mặc dù, có một số thương hiệu tự đặt nhưng sự nhận biết và nhìn nhận của thế giới về thương hiệu gạo Việt Nam còn rất hạn chế.
Cùng với đó, tình trạng bấp bênh của thị trường gạo cũng thường xuyên diễn ra do trông chờ vào các hợp đồng xuất khẩu số lượng lớn, nhưng giá thấp cũng như trông chờ vào nhu cầu tăng mạnh của một vài thị trường lớn như Trung Quốc.
Ngay trên thị trường nội địa, mạng lưới phân phối gạo chưa được xây dựng, phát triển tự phát, rời rạc. Gạo được phối trộn tùy tiện, phân phối theo cách hàng xáo, không bao bì, thương hiệu.
Theo nhiều chuyên gia, chất lượng gạo Việt Nam nhiều loại đủ ngon nhưng không có thương hiệu, không được người tiêu dùng tin cậy nên đang xảy ra hậu quả gạo Việt phải mang mác Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan ngay trên thị trường nội địa, đặc biệt là gạo bán trong siêu thị.
Hướng tới chất lượng và sự khác biệt
GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, một chuyên gia về nông nghiệp cho rằng để xây dựng được thương hiệu, gạo Việt Nam cần được đẩy mạnh tiêu thụ qua các hội chợ quốc tế và các siêu thị với chất lượng phải thật tốt.
Khi hợp tác với DN để xây dựng thương hiệu, nông dân phải tuân thủ quy trình sản xuất, từ giống, phân bón, mật độ gieo trồng đến các phương thức sản xuất kinh doanh theo quy chuẩn mà DN yêu cầu. Nông dân phải tuyệt đối tuân thủ, không vì thấy lợi trước mắt bán được giá cao mà trồng ồ ạt, tăng diện tích làm giảm chất lượng. GS Xuân cho rằng, nếu nông dân làm đúng quy trình sản xuất theo VietGap sẽ giảm được chi phí, chất lượng sản phẩm bảo đảm, kinh doanh có lãi.
Để đạt được điều này, các địa phương cần phát huy vai trò của hợp tác xã (HTX). Theo đó, HTX sẽ đứng ra đại diện cho người dân, đàm phán về đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, tuyên truyền để người nông dân thực hiện tốt cam kết với DN. Như vậy, chi phí đầu vào khi mua sỉ sẽ rẻ hơn nhiều so với từng hộ nông dân đi mua, đầu ra cũng ổn định, giảm thiểu được tình trạng được mùa mất giá.
Ở góc độ thị trường, theo chuyên gia xây dựng thương hiệu Trần Tuấn Anh, hiện nay, người tiêu dùng trong nước đa phần chưa hiểu rõ khái niệm gạo sạch, gạo đang được đối xử như hàng hóa thông thường, chủ yếu tập trung ở phân khúc thấp và trung bình.
Gạo Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh vì thiếu định vị và hình ảnh, chưa tập trung phân khúc cao cấp với giá trị cao và thiếu gắn kết chuỗi giá trị nên phát triển chưa bền vững.
Theo ông Trần Tuấn Anh, khi xây dựng thương hiệu, DN Việt Nam cần chú ý tới hành vi người tiêu dùng tại thị trường mục tiêu, chọn thị trường ngách cho sản phẩm, nhận diện thương hiệu phải đồng bộ, dễ nhận diện, gây được sự chú ý cho khách hàng.
Việc xây dựng thương hiệu gạo, không chỉ tiêu thụ trực tiếp qua siêu thị, mà hiện nay với công nghệ thông tin ngày càng phát triển, DN phải chú ý tới việc bán hàng qua mạng, marketing online, xây dựng thương hiệu qua hệ sinh thái website, DN không chỉ có một website mà duy trì nhiều thậm chí hàng trăm website vệ tinh với mục đích là thu hút khách hàng về phía thương hiệu của mình.
Tại Việt Nam, cũng đã xuất hiện những công ty, đơn vị nhỏ lẻ xây dựng thương hiệu bằng cách chọn thị trường ngách, chuyển từ gạo trung bình giá thấp sang gạo hữu cơ giá cao và bước đầu đã thu được những thành công nhất định.
Ông Võ Minh Khải, chủ nông trại gạo hữu cơ Hoa Sữa - một đơn vị đi tiên phong trong phát triển nông nghiệp hữu cơ (organic) cho biết, để xây dựng thương hiệu gạo, trước tiên cần tạo ra sự khác biệt về mẫu mã và chất lượng. Sự khác biệt và độc đáo được cụ thể bằng việc nghiên cứu và sản xuất ra các loại gạo không gây béo phì và tiểu đường, giúp người tiêu dùng tăng hàm lượng chất sắt.
Ông Khải chia sẻ: “Cùng với sự khác biệt và chất lượng bảo đảm, khi xây dựng thương hiệu, vấn đề mẫu mã và bao bì sản phẩm cũng rất quan trọng, làm sao để người tiêu dùng dễ nhớ và nhận biết về sản phẩm của DN”.
Nguồn: nhà báo Lê Anh- báo Chính Phủ