Cách tăng sức đề kháng trong mùa dịch

Cách tăng sức đề kháng trong mùa dịch

Để có một sức khỏe tốt phòng chống bệnh dịch, các bạn phải cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất và dinh dưỡng. Bên cạnh đó, còn phải thường xuyên rèn luyện thể dục để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cùng Gạo Vinh Hiển tham khảo một vài biện pháp tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh nhé.

Tăng sức đề kháng nhờ 5 loại thực phẩm quen thuộc
Thực phẩm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Một số biện pháp giúp nâng cao sức khỏe, hạn chế phát bệnh trong điều kiện thời tiết thất thường. Đặc biệt, trong môi trường dễ phát sinh dịch bệnh sẽ giúp bạn chống chọi lại các vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Nâng cao sức đề kháng bằng các chế độ dinh dưỡng

Cung cấp cho cơ thể những kháng thể tự nhiên từ các bữa cơm ngon trong gia đình. Cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng cách phối hợp nguyên liệu giữa các món ăn. Tham khảo một số thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng và dưỡng chất sau đây.

Tỏi: Là sự lựa chọn hàng đầu khi sử dụng để phòng cúm tốt nhất. Dùng tỏi tươi trong chế biến thức ăn hàng ngày. Một ngày, một người chỉ nên dùng từ 1 - 3 tép tỏi để tránh mất đi công dụng của nó. Khi chế biến tỏi, nên đập dập hoặc cắt mỏng sau đó đợi 10 - 15 phút để có công dụng hiệu quả nhất.

Bổ sung tỏi hàng ngày giúp bạn giảm 63% khả năng bị cảm lạnh so với việc sử dụng các loại giả dược.
Ăn tỏi giúp kháng khuẩn (Nguồn: Internet)

Gừng: Gừng trong Đông Y có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng, buồn nôn và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra, nó còn giúp giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Để chế biến gừng, các bạn có thể dùng nó như một gia vị hàng ngày, nấu chín, chế biến ăn kèm các món ăn. Đặc biệt, pha trà gừng để uống còn giúp giải cảm rất tốt.

Trái cây thuộc họ cam, quýt: Là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, các loại trái cây thuộc họ cam giúp cơ thể bổ sung chất đề kháng chống bệnh một cách tốt nhất. Các vitamin C giúp làm tăng sự sản xuất bạch cầu, chống lại vi khuẩn. Có thể bổ sung vitamin C trong trái cây bằng một số loại như cam, quýt, chanh,... Tuy nhiên, đối với người đau dạ dày thì ăn một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,... cũng rất hiệu quả.

Tăng cường bằng các biện pháp bên ngoài

Để có cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc ăn uống điều độ và làm việc hợp lý, con người còn cần phải uống nhiều nước. Hàng ngày, cơ thể phải được cung cấp khoảng 1,5 - 2 lít nước. Giữ đúng việc ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn các thực phẩm sống, không đảm bảo sức khỏe.

Cân nặng lý tưởng: không đơn thuần ở chế độ ăn, mà còn là lối sống - Ảnh 1.
Tập luyện thể dục thường xuyên (Nguồn: Internet)

Thêm vào đó, chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao. Nâng cao sức đề kháng chống chọi bệnh tật. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống một cách tốt nhất. Tránh sản sinh các vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Một vài thông tin giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống phát sinh bệnh trong mùa dịch. Tham khảo để giúp những người thân trong gia đình có một sức khỏe tốt nhất.

Đừng quên theo dõi website gạo Vinh Hiển để cập nhật những bài viết hữu ích từ chuyên mục Mẹo hay vào Bếp nhé.

← Bài trước Bài sau →