BÍ MẬT KINH DOANH GẠO TOÀN TẬP

BÍ MẬT KINH DOANH GẠO TOÀN TẬP

Bạn sẽ mất hàng trăm triệu đồng khi kinh doanh gạo nếu bỏ qua bài viết này.

Những bí mật được chia sẻ từ những người đã hơn 25 năm kinh doanh gạo

Tại Sao Bạn Kinh Doanh Gạo và Kinh doanh gạo bắt đầu từ đâu?

Mở đại lý gạo bắt đầu từ đâu? (Ảnh: đại lý Gạo Vinh Hiển)

 

Kinh doanh gạo cũng giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác trước khi bắt đầu bạn phải xác định vì sao bạn cho kinh doanh sản phẩm này mà không phải sản phẩm nào khác. Cụ thể là tôi kinh doanh gạo với mục đích mang lại bữa cơm ngon an toàn sức khoẻ cho 90 triệu người dân Việt Nam và hơn thế nữa.

Còn bạn vì sao bạn chọn kinh doanh gạo? Ví dụ ngành này tất cả mọi người đều có nhu cầu- sản phẩm dễ bán(thị trường lớn); gạo dễ bảo quản không nhanh bị hư hỏng như thực phẩm tươi sống; kinh doanh gạo có cuộc sống ổn định; giúp nông dân hỗ trợ đầu ra… Nói chung còn có rất nhiều lý do khác để bạn chọn khởi nghiệp nông nghiệp nói chung khởi nghiệp gạo nói riêng. Nhưng hãy cho mình một động lực đủ lớn để mình có thể bắt đầu một cách mạnh mẽ và khi khó khăn hãy nhớ vì sao mình bắt đầu để tiếp tục phấn đấu.

Trong mô hình kinh doanh gạo cụ thể, bạn nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu chính là ai? Là ngừoi tiêu dùng lẻ. Hay hệ thống Horeca: quán cơm, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học, khu công nghiệp. Hay là khách hàng sử dụng gạo làm nguyên liệu sản xuất như lò bún; lò hủ hiếu, bánh tráng, cơ sở nấu rượu nấu bia . Hoặc lớn hơn làm nhà tổng phân phối bỏ lại cho các đại lý cấp 1- cấp 2. Tuỳ vào kỹ năng, sở trường bạn có thể chọn cho mình 1 nhánh phù hợp nhất sau đó phát triển lan rộng ra.

Bạn muốn biết kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn? 

Cần bao nhiêu vốn để mở đại lý gạo (Ảnh: Internet)

1. Vốn nhập hàng:

Đây là số tiền bắt buộc bạn phải có vì khi mới ra kinh doanh sẽ không ai gối đầu cho bạn cả. Tuỳ vào mức độ quy mô đại lý bạn sẽ nhập số lượng hàng là bao nhiêu. Theo kinh nghiệm tư vấn kinh doanh gạo của mình, đầu tiên các bạn nên nhập hàng số lượng ít tại các vựa lớn, các kho gạo ở địa phương. Đây là những nơi sẽ cung cấp đủ các loại gạo cho bạn bán. Bán được 1 – 2 tháng bạn sẽ tìm ra đối tượng bạn hướng tới là ai? Loại gạo họ thường ăn là gạo gì ? Lúc này bạn nên tìm nguồn cung ứng từ nhà máy gạo để tăng biên độ lợi nhuận lên và quan trọng là bạn chủ động được nguồn hàng và giá cả nguồn hàng. Thường thì số lượng từ 3 – 5 tấn thì nhà máy sẽ giao hàng cho bạn. Và vốn bạn bỏ ra thường giao động từ 25.000.000 – 60.000.000 đồng cho vốn nhập hàng.

2. Chi phí mặt bằng:

Đây là khoảng chi phí khá cao vì thường đại lý gạo họ cần mặt bằng gạo tương đối lớn nằm ở mặt tiền. Bởi vậy nếu bạn có mặt bằng sẵn thì đây là một lợi thế cạnh tranh của bạn, lợi nhuận của bạn sẽ nhiều hơn. Bạn sẽ chủ động được công việc kinh doanh của bạn và có thể tập trung phát triển lâu dài. Nếu bắt buộc bạn phải thuê mặt bằng thì chi phí thường dao động từ 3.000.000 – 15.000.000 đồng /tháng tuỳ vào mức độ đô thị của bạn.

3. Chi phí trưng bày:

Đây là khoảng chi phí không lớn và thường chỉ đầu tư một lần. Các khoảng chi bao gồm bảng hiệu, thùng đựng gạo, pallet chất gạo, kệ trưng bày, cân đồng hồ, bao bì, máy may cầm tay, và các mục trang trí khác. Chi phí này thường dao động từ 3.000.000 – 10.000.000 đồng.

4. Chi phí tiếp thị và nhân lực:

bao gồm chi phí in tờ rơi, in bảng giá, bao bì, name card. Tuỳ vào mức độ đại lý các bạn có thể thuê 1 -2 người phụ các bạn trong việc giao hàng, chất hàng. Chi phí này thường dao động từ 3.000.000 – 6.000.000 đồng/ tháng.

Kế luận: Câu trả lời cho câu hỏi kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn đã rõ ràng. Mức dao động là từ 40.000.000 – 100.000.000 đồng.

Bạn muốn biết nguồn cung cấp gạo ở đâu chất lượng, không pha trộn, giá tốt cho cửa hàng gạo mình?

Bạn cần tìm được nguồn nhập gạo sỉ, chất lượng (Ảnh: Nhà máy gạo Vinh Hiển)

Nguồn gạo nhập ở đâu?

Khi các bạn muốn mở đại lý các bạn sẽ băn khoăn nguồn nhập gạo ở đâu tốt nhất; nên nhập ở đại lý gần nhà về bán hay nhập từ nhà máy gạo miền tây. Ở đây sẽ phụ thuộc vào thị trường của bạn, mô hình của bạn định hướng và quyết tâm theo đuổi công việc của bạn.

Lấy ví dụ nếu bạn chỉ định nhập một vài loại gạo với số lượng vài trăm ký để bán kèm theo cho cửa hàng gas, tiệm tạp hoá hay cửa hàng tiện lợi của mình thì nên nhập từ đại lý cấp 1 vì vốn nhập hàng sẽ ít hơn; đổi trả dễ dàng hơn. Mặt khác nếu chọn việc buôn bán gạo là công việc kinh doanh thì cần đầu tư bài bản hơn, số lượng gạo nhập cũng nhiều hơn, lúc này tốt hơn hết là sẽ nhập từ nhà máy để tăng biên độ lợi nhuận và đảm bảo được nguồn hàng.

Vậy phương thức nhập hàng như thế nào?

Hiện tại bên chợ gạo miền tây mình đã giao hàng tận nơi tại các khu vực TP.HCM với số lượng tối thiểu 2.5-3 tấn hàng, khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh với số lượng tối thiểu từ 5-7 tấn hàng. Các tỉnh xa hơn như Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà với số lượng tối thiểu 8-10 tấn hàng. Các tỉnh xa hơn nữa bên mình đang ship container với số 25 tấn/ chuyến hàng.

Vậy mới mở đại lý sao nhập nhiều gạo như vậy được?

Câu hỏi này hoàn toàn chính xác. Để thuận lợi cho việc kinh doanh của đại lý bên mình sẽ cho đổi những lô hàng đầu tiên nhầm mục đích thăm dò thị trường. Về cơ bản không ai nắm rõ thị trường của bạn hơn chính bạn. Mình ví dụ cùng một loại gạo đài loan sữa Gò Công thị trường Đà Lạt, Bảo Lộc người tiêu dùng yêu cầu rất cao về độ dẻo, dẻo thật nhiều. Trong khi đó tại Sài Gòn khách hàng ăn mức độ dẻo ở mức vừa phải. Vì vậy bạn phải nắm thật rõ thị hiếu của người tiêu dùng và bàn bạc kỹ với nhà cung cấp về những đặc thù của khách hàng mình. Điều này sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn đến tiêu dùng và tránh phải đổi trả hàng.

Phương thức thanh toán ra sao?

Đối với đại lý Gạo Vinh Hiển sẽ nhận đơn hàng, xác nhận đơn hàng, đại lý chuyển khoản 20% cọc đơn hàng. Hàng sẽ được vận chuyển tối đa trong vòng 3 ngày đối với các tỉnh từ Khánh Hoà trở vào. Các tỉnh xa hơn tối đa là 7-10 ngày. Khi hàng đến nơi đại lý kiểm hàng ok chuyển khoản 80% còn lại cho Chợ Gạo Miền Tây.

Hãy tìm nguồn cung cấp gạo ổn định (chất lượng, nguồn hàng, giá cả…) – công việc kinh doanh của bạn sẽ vững vàng hơn.

Phân Biệt Các Loại Gạo Trên Thị Trường 

Kinh doanh gạo thành công khi bán hàng và tiếp thị hiệu quả (Ảnh: Internet)

A. Bán Hàng: Không bán được hàng không sống được

Đối tượng khách hàng:

1.Nhóm đối tượng người tiêu dùng: mua sử dụng số lượng ít trong gia đình. 

  • Khách hàng có mức thu nhập cao:

Nhóm khách hàng này đặc biệt chú trọng đến độ an toàn của hạt gạo, nguồn gốc của hạt gạo, thương hiệu gạo, giá cả không là vấn đề của họ. Nhóm này thường sử dụng gạo không nhiều và họ thường chọn các loại gạo đạt chuẩn các yêu cầu về GAP hoặc Organic.

  • Khách hàng văn phòng và viên chức:

Đây là nhóm đối tượng yêu cầu tương đối về gạo từ chất lượng , an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), bao bì, mẫu mã, nguồn gốc như thế nào. Hành vi khách hàng của nhóm này quan tâm chất lượng mức an toàn của hạt gạo trước tiên, giá cả và chăm sóc khách hàng là mối tâm tiếp theo của họ. Họ thường chọn mua gạo qua các kênh phân phối siêu thị, cửa hàng gạo thương hiệu, đại lý gạo uy tín. Nhóm đối tượng này thường tập trung đông ở thành thị và các trung tâm kinh tế lớn.

  • Khách hàng lao động phổ thông

Đây là nhóm khách hàng sử dụng gạo rất nhiều. Họ quan tâm đến giá cả trước tiên. Để đáp ứng nhóm khách hàng này, đại lý gạo phải đảm bảo giá cả phải cạnh tranh, chất lượng hạt gạo phải tương đối. Nhóm đối tượng này có mặt ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn.

2. Nhóm đối tượng tập thể: mua sử dụng số lượng nhiều trong tập thể

  • Bếp ăn công nghiệp công ty, khu công nghiệp:

Tuỳ vào kinh phí của công ty mà sử dụng các loại gạo khác nhau. Ví dụ có công ty sử dụng gạo nàng hoa cũ, có công ty sử dụng gạo nở xốp triều châu. Đây là nhóm sử dụng rất nhiều. Một đơn vị có thể sử dụng lên đến vài tấn một tháng là chuyện bình thường.

  • Căn tin trường học, cơ quan

Nhóm này cũng tương tự như nhóm bếp ăn công nghiệp, sử dụng gạo cũng rất nhiều nhưng thường có yêu cầu cao hơn về chất lượng hạt gạo và đặc biết là phải có giấy ATVSTP hoặc giấy sản xuất nông sản an toàn.

  • Quán cơm, nhà hàng

Mỗi quán cơm hay nhà hàng họ cũng phục vụ có nhóm đối tượng khác nhau. Vì thế khi bạn muốn đi bài vào từng đối tượng bạn phải có thời gian đầu tư nghiên cứu nhé. Mình ví dụ tiếp cận quán cơm văn phòng ở quận 1 TP. HCM thì sẽ đi bài khác quán cơm bình dân ở Diên Khánh- Khánh Hoà.

Kết luận: Tuỳ vào nhóm đối tượng mà bạn muốn tập trung tiếp cận thì bạn phải chọn cho mình một hướng đi phù hợp. Bạn sẽ khó có thể bán gạo chất lượng cao, giá cả cao tại khu vực mà đa số là khách hàng lao động phổ thông. Bạn sẽ kinh doanh gạo hiệu quả nếu bạn có mối quan hệ tốt với các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp chung quanh bạn.

B. Tiếp Thị: Muốn bán hàng hiệu quả thì điều tiên quyết bạn phải tiếp thị thật tốt.

Vị trí cửa hàng bạn đặt tại khu vực sầm uất  như chợ, trường học, khu đông dân cư là điều rất tốt. Nhưng đó không phải là điều quan trọng cho việc kinh doanh gạo thành công. Có nhiều bạn hỏi mình nếu cửa hàng mình không nằm trên đường lớn, không nằm trong khu đông dân mình có mở cửa hàng được không. Mình trả lời là hoàn toàn được. Mình gặp rất nhiều đại lý gạo họ có vị trí không thuận lợi nhưng họ kinh doanh gạo rất hiệu quả.

Bởi vì họ biết các bài đi Tiếp Thị:

  • Cho khách hàng dùng thử:

Để khách hàng biết đến sản phẩm của bạn, bạn phải cho khách hàng sử dụng thử. Bạn có thể cho khách hàng sử dụng tại cửa hàng hoặc mang đến gõ cửa tiếp thị từng nhà. Và giới thiệu cửa hàng gạo bạn gần đó, chỉ cần alo là cửa hàng sẽ mang tới ngay. Đây là cách tiếp cận khách hàng trực tiếp và truyền thống. Nhưng cũng mang lại hiệu quả cao. Cách tiếp cận này bắt buộc gạo của bạn phải phù hợp với đối tượng bạn hướng đến (chất lương-đặc tính- giá cả).

  • Tận dụng cho các mối hệ có sẵn:

Bạn cần phải cho mọi người trong mối quan hệ  tại khu vực cửa hàng gạo của bạn biết là bạn đang kinh doanh gạo và nhờ họ tiếp thị giúp bạn. Sự tiếp thị lan truyền sẽ nhanh chóng giúp việc kinh doanh gạo của bạn dễ dàng hơn.

  • Tiếp thị cho mọi người chung quanh

Bằng việc phát tờ rơi truyền thống hay tạo page facebook online hiện tại. Ví dụ bạn tạo page Đại lý gạo ABC An Khê – Gia Lai chẳng hạn. Mọi người sẽ biết đến bạn nhiều hơn đồng nghĩa việc kinh doanh gạo của bạn sẽ đỡ vất vả hơn.

  • Tiếp thị vào nhóm đối tượng khách hàng tập thể:

Để tiếp thị từ nhóm khách hàng này bạn cần phải có bộ đồ nghề và ông lớn chống lưng (nhà máy, doanh nghiệp cung cấp gạo cho bạn) để mức độ thành công sẽ tăng lên. Bộ đồ nghề bao gồm các chứng từ pháp nhân (xuất hoá đơn) , giấy VSATTP, chất lượng gạo, chứng nhận về chất lương gạo, tốt hơn nữa cúp vàng chứng nhận thương hiệu gì đấy. Cùng với mức giá và mức chiết khấu phù hợp thì giành được phần thắng sẽ không còn khó khăn nữa.

Kết luận: Tiếp thị thành công sẽ dẫn lối cho doanh số bán hàng của bạn tăng nhanh chóng.

Và Cuối Cùng bạn đang thắc mắc kinh doanh gạo có lời không?

Kinh doanh gạo có lời không, bán gạo có lời không có lẽ là điều các bạn quan tâm nhất phải không. Thật vậy bất kể kinh doanh ngành nghề gì bên cạnh mang lại gía trị cho cuộc sống thì lợi nhuận cũng rất quan trọng. 

Kinh doanh có lời không (Ảnh: Internet)

Để nói về việc kinh doanh gạo có lời không chúng ta cần tính toán được các mục sau.

  • Nguồn hàng nhập:

Để làm giảm tối đa giá trị nhập hàng thì bạn cần phải tìm nguồn hàng giá tốt (giá tận gốc). Nếu bạn xem việc kinh doanh gạo chỉ là việc kiếm thêm thu nhập thì chỉ cần nhập tại các đại lý cấp 1 hay vựa gạo gần bạn.

Ngược lại nếu bạn coi việc kinh doanh gạo là công việc chính của mình thì việc nhập hàng tận gốc là điều cần làm để tăng biên độ lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh đó nếu việc bán buôn của bạn đã ổn định thì cần tính đến nhập về số lượng thì mức chiết khấu cũng tăng lên. Ví dụ cụ thể hiện tại (02/05/16) nếu bạn nhập gạo Jasmine tại nhà máy giá gạo đến đại lý của bạn sẽ là 10600đ-11000đ. Trong khi đó nếu bạn nhập ở đại lý giá gạo sẽ là 11300đ-11700đ.

  • Chi phí kinh doanh:

Để công việc kinh doanh tốt thì không thể không đầu tư vào bán hàng và tiếp thị. Bạn đừng bảo với mình bây giờ mở cửa hàng gạo ra rồi đợi khách hàng đến mua là kinh doanh theo kiểu thời trước rồi nhé. Bạn cần liệt kê tất cả các chi phí cố định và không cố định. Phần này mình đã viết kỹ ở bài viết số 3 rồi nhé.

Theo các đại lý đang vận hành của mình tất cả các chi phí kinh doanh được tính ra là 1500-2000đ/kg gạo. Vậy giá gạo Jasmine cộng chi phí hiện tại của bạn nhập tại nhà máy là 12100-13000 và tại đại lý là 12800-13700.

  • Giá bán ra:

Để có một mức giá bán ra phù hợp bạn cần phải đi khảo sát nhỏ thị trường mặt hàng gạo hiện tại đang bán với giá là bao nhiêu? Sau đi khảo sát được 5-7 đại lý gạo bạn sẽ thấy hôm nay giá gạo lẻ Jasmine(14000-15500) (02/05/16 khu vực khảo sát Hoàng Hoa Thám- Tân Bình-HCM). Từ đây bạn sẽ ra được giá bán của mình.

Với nguồn hàng nhập giá tốt, ngon cơm, an toàn vệ sinh thực phẩm. Mình khuyên bạn khi ra giá hãy nằm ở mức giá trên trung bình của thị trường đối với cửa hàng mới ra. Ví dụ với trường hợp này thì giá Jasmine nên bán ra là 15000đ. Tốt nhất đừng cạnh tranh về giá các bạn nhé. Cạnh tranh khôn ngoan hơn là ở chăm sóc khách hàng và chất lượng sản phẩm.

  • Vậy kinh doanh gạo có lời không?

Mình kết luận với bạn là có lời nhé. Nhưng biên độ lợi nhuận chỉ nằm ở mức vừa phải. Trong trường hợp này bạn sẽ lời được 1300-2200/kg gạo. Nếu bạn bán được 1 tấn thì số tiền sẽ là 1 triệu 3 trăm nghìn đồng – 2 triệu 2 trăm nghìn đồng/ tấn. Nếu  một tháng bạn bán được 5 tấn thì lời khoản 6-11 triệu.

Cứ thế các bạn tính tiếp nhé. Trên thực tế với các loại gạo thuờng thì bạn sẽ lợi nhuận ít hơn và các loại thơm thì lợi nhuận sẽ cao nhưng bù lại số lượng bán ra thì sẽ khác nhau theo tuỳ khu vực thị trường.

 

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI - NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠO CHẤT LƯỢNG CAO VINH HIỂN 0907 282 012   .   0964 851 027 hoặc email info@gaovinhhien.vn để được giải đáp những thắc mắc và vấn đề kinh doanh gạo của bạn nhé!

 

← Bài trước Bài sau →