Thị trường lúa gạo 12/2015 - Giá chào cao, giao dịch yếu, nguồn cung ít

Thị trường lúa gạo 12/2015 - Giá chào cao, giao dịch yếu, nguồn cung ít

CÁC DIỄN BIẾN QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG THÁNG 12/2015

DỰ BÁO USDA THÁNG 1/2016: Dự báo tăng nhập khẩu Indonesia 400 ngàn tấn, lên mức 2 triệu tấn và nhập khẩu Philippines tăng 200 ngàn tấn, đạt mức 2 triệu tấn trong năm 2016.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

- Nửa đầu tháng 12/2015, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm IR 504 ổn định ở mức cao, doanh nghiệp tiếp tục thu mua để giao hàng đi Philippines và Indonesia. Sang nửa sau tháng 12, giá bắt đầu giảm mạnh. Tại Kiên Giang, giá gạo nguyên liệu/thành phẩm IR 504 cuối tháng ở mức 6600/7600 đồng/kg, tại kho, giảm 400 đồng/kg so với đầu tháng.

- Trong tháng, giao hàng qua biên giới ổn định ở Quảng Uyên (2000-3000 tấn/ngày đêm), giao dịch đi Bắc chủ yếu là gạo OM 6976, OM 5451 và Nếp, giao dịch gạo IR 50404 đi Bắc yếu.

- Tồn kho gạo Thơm nhiều tạo áp lực xả hàng vào cuối năm, tuy nhiên giao dịch gạo thơm trong tháng ít do nhu cầu yếu từ các nước châu Phi. Giá gạo Jasmine trong tháng giảm nhẹ, cuối tháng gạo thành phẩm Jasmine tại Kiên Giang ở mức 9300 đồng/kg, cập mạn.

- Theo số liệu sơ bộ Hải quan, xuất khẩu tháng 12/2015 đạt 531,86 ngàn tấn, trong đó đi Indonesia 211,92 ngàn tấn, Trung Quốc 93,82 ngàn tấn, Philippines 92,65 ngàn tấn, đi Cuba 29 ngàn tấn. Lũy kế xuất khẩu gạo cả năm 2015 theo số liệu Hải quan đạt 6,68 triệu tấn, kim ngạch 2,83 tỷ USD, tăng 5,10% về lượng nhưng giảm 4,97% về kim ngạch so với năm 2015.

THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

- Thái Lan: Giá gạo xuất khẩu Thái Lan giảm nhẹ. Cuối tháng giá xuất khẩu gạo Thái 5% tấm ở mức mức 350 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với giá đầu tháng. Thái Lan tiếp tục chịu hạn hán nặng, Chính phủ đã tuyên bố ngừng cung cấp nước cho lúa vụ mùa phụ tại 22 tỉnh trong lưu vực sông Chao Phraya nhằm tiết kiệm nước trong những tháng tới.

- Philippines: Siêu bão Melor đổ bộ vào miền Trung Philippines. Giám đốc NFA - Renan Dalisay cho biết, NFA đang đàm phán để đi đến thỏa thuận Chính phủ với Việt Nam, Thái Lan hoặc Campuchia để nhập thêm 400 ngàn tấn bổ sung dự trữ cho những tháng giáp hạt (Quý 2/2016)

- Indonesia: Giá gạo trong nước tăng cao đã khiến cơ quan hậu cầu quốc gia Indonesia (Bulog) phải phân phối 53.000 tấn gạo tại Jakarta và 25.000 tấn gạo (tháng 11-12) tại nhiều vùng khác. Chính phủ Indonesia đang kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung cấp gạo.

DỰ BÁO USDA THÁNG 1/2016

Theo báo cáo Makets & Trade tháng 1/2016 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ước tính sản lượng gạo toàn cầu năm 2015 tăng nhẹ so với ước tính tháng trước, ở mức 478,536 triệu tấn. Trong khi thương mại và tiêu thụ gạo toàn cầu được ước tính giảm nhẹ, lần lượt ở mức 41,950/ 481,854 triệu tấn. Tồn kho gạo toàn cầu cuối năm 2015 tăng nhẹ lên mức 103,854 triệu tấn. USDA ước tính xuất khẩu gạo Ấn Độ năm 2015 dẫn đầu với lượng 11 triệu tấn (giảm 500 ngàn tấn so với ước tính tháng trước), trong khi xuất khẩu Thái Lan và Việt Nam ở mức 9,2 và 6,5 triệu tấn (đều tăng 200 ngàn tấn so với ước tính tháng trước). Về các nước nhập khẩu, USDA ước tính mức nhập khẩu Nigeria giảm 300 ngàn tấn, xuống mức 3 triệu tấn, nhập khẩu Indonesia giảm 300 ngàn tấn, xuống mức 1,1 triệu tấn.

Sản xuất và thương mại gạo toàn cầu năm 2012 – 2016 (triệu tấn)

Năm/Chỉ tiêu

Sản lượng

Thương mại

Tiêu thụ

Tồn kho

2012

467,631

39,948

460,891

106,774

2013

472,504

39,466

468,764

110,514

2014

478,536

43,397

481,593

107,457

Ước tính 2015

478,251

41,950

481,854

103,854

Dự báo 2016

470,119

42,096

484,271

89,702

Nguồn: Báo cáo World Markets and Trade, Bộ Nông nghiệp Mỹ

Năm 2016, USDA tháng 1 dự báo sản lượng toàn cầu tăng nhẹ so với dự báo tháng trước, lên mức 470,119 triệu tấn do dự kiến tăng sản lượng vụ chính tại các nước Trung Quốc, Philippines, Mali, tuy nhiên sản lượng năm 2016 vẫn ở mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Thương mại gạo toàn cầu được dự báo tăng nhẹ do nhu cầu tăng ở một số quốc gia Đông Nam Á, đạt mức 42,096 triệu tấn. Tồn kho gạo toàn cầu cuối năm 2016 được dự tăng nhẹ so với dự báo tháng trước tuy nhiên vẫn thấp hơn 14% so với năm trước, đạt mức 89,702 triệu tấn.

USDA dự báo tăng lượng xuất khẩu của các nước xuất khẩu lớn trong năm 2016. Cụ thể lượng xuất khẩu Thái Lan đạt 10,3 triệu tấn (tăng 300 ngàn tấn), Việt Nam 7,3 triệu tấn (tăng 200 ngàn tấn) và Pakistan 4,6 triệu tấn (tăng 100 ngàn tấn), xuất khẩu Ấn Độ vẫn được dự báo ở mức 8,5 triệu tấn. Về phía nhập khẩu, USDA dự báo tăng nhập khẩu Indonesia 400 ngàn tấn, lên mức 2 triệu tấn và nhập khẩu Philippines tăng 200 ngàn tấn, đạt mức 2 triệu tấn trong năm 2016.

Bảng dự báo xuất khẩu năm 2015-2016 của USDA tháng 1/2016 (triệu tấn)

Tên nước

2014

2015

2016

Ấn Độ

10,9

11,0

8,5

Thái Lan

10,969

9,2

10,3

Việt Nam

6,325

6,5

7,3

Pakistan

3,6

4

4,6

Campuchia

1,0

1,1

0,8

Myanmar

1,688

1,75

1,8

Uruquay

0,957

0,718

0,95

Bảng dự báo nhập khẩu năm 2015-2016 của USDA tháng 1/2016 (triệu tấn)

Tên nước

2014

2015

2016

Trung Quốc

4,168

4,5

4,7

Nigeria

3,2

3,0

2,5

Indonesia

1,225

1,1

2,0

Malaysia

0,989

1,0

1,0

Philippines

1,8

1,85

2,0

Bờ Biển Ngà

0,95

1,1

0,8

Senegal

1,2

1,1

1,1

Ghana

0,59

0,5

0,6

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

- Nửa đầu tháng 12/2015, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm IR 504 ổn định ở mức cao, doanh nghiệp tiếp tục thu mua để giao hàng đi Philippines và Indonesia. Sang nửa sau tháng 12, giao hàng đi Philippines trong năm được hoàn tất, nhu cầu thu mua giảm, giá gạo bắt đầu giảm mạnh. Tại Kiên Giang, giá gạo nguyên liệu/thành phẩm IR 504 cuối tháng ở mức 6600/7600 đồng/kg, tại kho, giảm mạnh 400 đồng/kg so với mức giá đầu tháng. Giá gạo thành phẩm 5/15/25% tấm cuối tháng cũng tăng nhẹ 50 đồng/kg so với đầu tháng, đạt mức 7850/7650/7550 đồng/kg, cập mạn, giảm 250 đồng/kg so với mức giá đầu tháng.

- Trong tháng, giao hàng qua biên giới ổn định ở Quảng Uyên (2000-3000 tấn/ngày đêm), giao dịch đi Bắc chủ yếu là gạo OM 6976, OM 5451 và Nếp, giao dịch gạo IR 50404 đi Bắc yếu. Cuối tháng 12, giá gạo thành phẩm dài OM 6976/ OM 5451 tại Sa Đéc ở mức 7950/8200 đồng/kg, tại kho. Gạo IR 50404 thương nhân đi Bắc chỉ trả giá 7400 đồng/kg, tại kho. Giá gạo nếp Phú Tân ở mức 10600 đồng/kg, tại kho.

- Tồn kho gạo Thơm nhiều tạo áp lực xả hàng vào cuối năm, tuy nhiên giao dịch gạo thơm trong tháng ít do nhu cầu yếu từ các nước châu Phi. Giá gạo Jasmine trong tháng giảm nhẹ, cuối tháng gạo thành phẩm Jasmine tại Kiên Giang ở mức 9300 đồng/kg, cập mạn. Trong khi đó giao dịch gạo nếp đi Bắc lượng khá do nhu cầu vào cuối năm, giá gạo nếp tăng mạnh, cuối tháng giá Nếp Long An ở mức 10400 đồng/kg, tại kho. Lượng xuất khẩu gạo Thơm/ Nếp tháng 12 ở mức 66,8/ 49,8 ngàn tấn.

- Trung bình tháng, giá gạo nguyên liệu IR 50404 tháng 12 tại Kiên Giang ở mức 6950 đồng/kg, giảm 28 đồng/kg (0,40%) so với tháng trước nhưng tăng 183 đồng/kg (2,70%) so với tháng 12/2014. Giá gạo nguyên liệu dài OM 6976 ở mức 7080 đồng/kg, giảm 58 đồng/kg (0,81%) so với tháng trước và giảm 31 đồng/kg (0,44%) so với cùng kỳ năm 2014.

- Giá chào xuất khẩu gạo của doanh nghiệp trong tháng có xu hướng ổn định trong tháng, ở mức 380 USD/tấn, FOB hàng tàu gạo 5% tấm. Đến cuối tháng giảm nhẹ xuống 375 USD/tấn. Giao dịch xuất khẩu thương mại tiếp tục yếu trong khi nguồn cung gạo ít.

Triển vọng: Sang đầu năm 2015, nguồn cung gạo bắt đầu được cải thiện do một số tỉnh thu hoạch sớm Đông Xuân, dự kiến sẽ thu hoạch rộ vào cuối tháng 1. Các doanh nghiệp tiếp tục triển khai thu mua làm hàng gạo 15 và 25 để giao cho Indonesia và Philippines theo hợp đồng trước đó. Trong khi giao dịch đi Bắc tiếp tục yếu do đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh và Trung Quốc siết tiểu ngạch. Giá gạo 10 ngày đầu tháng 1/2016 cho thấy không biến động nhiều.

Giá nguyên liệu, thành phẩm và giá chào xuất khẩu theo tuần, năm 2014-2015, cập nhật đến tuần 04/01-08/01/2016

CSDL AgroMonitor

Theo số liệu sơ bộ Hải quan, xuất khẩu tháng 12/2015 đạt 531,86 ngàn tấn, trong đó đi Indonesia 211,92 ngàn tấn, Trung Quốc 93,82 ngàn tấn, Philippines 92,65 ngàn tấn, đi Cuba 29 ngàn tấn. Chủng loại xuất khẩu chủ yếu là gạo 15% tấm 185,76 ngàn tấn, gạo 5% tấm 114,95 ngàn tấn và 25% tấm 81,1 ngàn tấn.

Lũy kế xuất khẩu gạo cả năm 2015 theo số liệu Hải quan đạt 6,68 triệu tấn, kim ngạch 2,83 tỷ USD, tăng 5,10% về lượng nhưng giảm 4,97% về kim ngạch so với năm 2015.

Trong khi đó theo VFA, kết quả giao hàng từ ngày 01/12 đến ngày 31/12/2015 đạt 760.993 tấn, trị giá FOB 309,729 triệu USD, trị giá CIF 327,209 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12/2015 đạt 6,568 triệu tấn, trị giá FOB 2,680 tỷ USD, trị giá CIF 2,783 tỷ USD.

Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam theo tháng, 2014-2015


Ghi chú: Số liệu từ Tổng cục Hải quan.

Top 10 thị trường nhập khẩu gạo theo chủng loại tháng 12/2015 (ngàn tấn)


Ghi chú: Số liệu từ Tổng cục Hải quan. 

Top 10 thị trường nhập khẩu gạo theo chủng loại năm 2015 (ngàn tấn)


Ghi chú: Số liệu từ Tổng cục Hải quan.

 

THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Các nước xuất khẩu: 

Thái Lan: Trong tháng 12, giá gạo xuất khẩu Thái Lan giảm nhẹ. Cuối tháng giá xuất khẩu gạo Thái 5% tấm ở mức mức 350 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với giá đầu tháng. Thái Lan tiếp tục chịu hạn hán nặng, Chính phủ đã tuyên bố ngừng cung cấp nước cho lúa vụ mùa phụ tại 22 tỉnh trong lưu vực sông Chao Phraya, biện pháp nhằm tiết kiệm nước trong những tháng tới.

Trong tháng 12, nguồn cung gạo Hom Mali tăng mạnh do thu hoạch rộ khiến giá giảm mạnh. Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan đã lên kế hoạch thu mua 100 ngàn tấn gạo Hom Mali từ nông dân để bình ổn giá.

Ấn Độ: Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ trong tháng có xu hướng tăng khi nguồn cung giảm do cuối vụ thu hoạch, cuối tháng giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 360 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với đầu tháng.

Myanmar: Chính phủ đang có kế hoạch siết buôn lậu qua biên giới Muse. Theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Myanmar, những thương nhân lợi dụng tình trạng hàng hóa lộn xộn tại biên giới để xuất lậu lúa sẽ có thể được tìm thấy và truy tố. Bởi việc dự trữ gạo tại Myanmar hiện rất quan trọng để chống tăng giá trong khi El Nino được dự báo tăng cường trong những tháng tới, đe dọa việc sản xuất. Trong 11 tháng đầu năm, Myanmar xuất khẩu 949.400 tấn gạo, trong đó thương mại qua biên giới chiếm 762.300 tấn (80%).

Campuchia: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Campuchia sản xuất 9,2 triệu tấn gạo trong năm 2015, giảm so với 9,3 triệu tấn gạo trong năm 2014.

Các nước nhập khẩu: 

Philippines: Giữa tháng 12, siêu bão Melor đổ bộ vào miền Trung Philippines, chính quyền ra lệnh sơ tán khoảng 720 ngàn người dân ở vùng Bicol. Gây thiệt hại khoảng 29,481 ngàn tấn lúa trên diện tích ảnh hưởng 15,787 ngàn ha (khoảng 11,416 ngàn ha lúa có thể khôi phục và 4,324 ngàn ha bị phá hủy hoàn toàn).

Ngày 12/1, Giám đốc NFA - Renan Dalisay cho biết, NFA đang đàm phán để đi đến thỏa thuận Chính phủ với Việt Nam, Thái Lan hoặc Campuchia để nhập thêm 400 ngàn tấn bổ sung dự trữ cho những tháng giáp hạt (Quý 2/2016). Sau đó, Philippines có thể nhập thêm 800 ngàn tấn nữa để trang trải nhu cầu trong năm. Thời tiết khô hạn và bão ảnh hưởng sản lượng lúa năm 2015, với tổng sản lượng ước đạt 18,3 triệu tấn, thấp hơn so với mục tiêu của Chính phủ là 20 triệu tấn.

Indonesia: Giá gạo trong nước tăng cao đã khiến cơ quan hậu cầu quốc gia Indonesia (Bulog) phải phân phối 53.000 tấn gạo tại Jakarta và 25.000 tấn gạo (tháng 11-12) tại nhiều vùng khác. Trong khi vào cuối tháng, Bulog cho biết, thu hoạch vụ tới dự kiến vào tháng 3/2016 có thể bị trì hoãn từ 1-2 tháng do hạn hán kéo dài. Theo cựu giám đốc Bulog, việc thu hoạch chậm có thể gây thiếu lương thực, đói kém.

Indonesia đang kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung cấp gạo, nước này đã ký thỏa thuận với Pakistan để nhập khẩu 1 triệu tấn gạo trong vòng 4 năm tới. Ngoài ra nước này cũng đã mở của thị trường cho gạo Ấn Độ, có thông tin 2 nước đã đàm phán nhưng vẫn chưa đi đến thỏa thuận nào.

Trung Quốc: Ngày 22/12, COFCO (Trung Quốc) tuyên bố thỏa thuận mua 49% cổ phần còn lại của Noble Agri. Sau giao dịch, COFCO sẽ nắm giữ 100% cổ phần Noble Agri, và sẽ đổi tên thành COFCO Agri. Trong năm 2014, Noble Agri đạt doanh thu 14,9 tỷ USD, qua việc giao dịch 46 triệu tấn sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu, với 45 cơ sở và 9.500 nhân viên tại 29 quốc gia.

Giá chào xuất khẩu gạo của Việt Nam, Thái, Ấn Độ theo tuần, đến tuần 04/01-08/01/2016 (USD/tấn)

Về xuất khẩu các nước, theo nguồn tin quốc tế, lũy kế xuất khẩu đến ngày 29/12/2015, Thái Lan đạt 9,849 triệu tấn, Ấn Độ 10,390 triệu tấn, Việt Nam 6,810 triệu tấn và Pakistan 4,209 triệu tấn. Cụ thể lượng xuất khẩu gạo các nước trong những tuần gần đây như sau:

Nước xuất khẩu

Tuần 16/12-22/12 (ngàn tấn)

Tuần 23/12-29/12 (ngàn tấn)

Lũy kế từ đầu năm 2015 (triệu tấn)

Cùng kỳ năm 2014 (triệu tấn)

Thái Lan

272

298

9,849

10,972

Ấn Độ

167

158

10,390

10,812

Việt Nam

208

197

6,810

6,461

Pakistan

140

169

4,209

3,316

SỰ KIỆN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

1/12: Hai doanh nghiệp tư nhân Thái Lan thắng thầu mua 37,4 ngàn tấn gạo hỏng từ kho Chính phủ.

2/12: Thái Lan ký thỏa thuận để bán 1 triệu tấn gạo cho Trung Quốc, chủng loại gạo bao gồm gạo trắng và Jasmine. Cũng có tin Thái thỏa thuận cung cấp khoảng 1 triệu tấn gạo cho Iran, Chính phủ Iran có thể sớm cử đại diện đến kiểm định chất lượng gạo và tiếp tục đàm phán.

2/12: Tổng Công ty Thương mại Lương thực và Thủy sản Hàn Quốc (KAFTC) mở thầu mua 55,55 ngàn tấn gạo nguyên liệu nguồn gốc Mỹ. Hạn cuối nộp hồ sơ dự thầu vào ngày 8/12/2015.

9/12: Indonesia ký biên bản ghi nhớ MoU với Pakistan để nhập khẩu 1 triệu tấn trong năm 2016-2019, trị giá vào khoảng 400 triệu USD.

10/12: Chính phủ Philippines kế hoạch nhập khẩu thêm 400 ngàn tấn so với lượng nhập khẩu thông thường hằng năm.

10/12: Tổng Công ty Thương mại Lương thực và Thủy sản Hàn Quốc (KAFTC) mua 55,55 ngàn tấn gạo nguyên liệu trong đấu thầu, giao đến cuối tháng 4/2016.

14/12: Siêu bão MELOR cấp 15 (giật cấp 18, 19) đổ bộ vào miền Trung Philippines. Ít nhất 13 người thiệt mạng, chính quyền ra lệnh sơ tán khoảng 720 ngàn người dân ở vùng Bicol. Thiệt hại về lúa khoảng 29,481 ngàn tấn.

15/12: Bộ trưởng Bộ Thương mại Myanmar tuyên bố siết chặt buôn lậu gạo qua biên giới Muse.

22/12: Tổng Công ty Thương mại Lương thực và Thủy sản Hàn Quốc (KAFTC) mở thầu mua 44,639 ngàn tấn gạo nguyên liệu. Hạn cuối nộp hồ sơ dự thầu vào ngày 28/12/2015.

21/12: Bộ Công Thương Việt Nam cùng với Bộ Thương mại - Công nghiệp và Môi trường nước Cộng hòa dân chủ Timor-Leste đã ký kết bản ghi nhớ thương mại gạo.

22/12: COFCO (Trung Quốc) tuyên bố thỏa thuận mua 49% cổ phần còn lại của Noble Agri. Sau giao dịch, COFCO nắm giữ 100% cổ phần Noble Agri, dự kiến đổi tên thành COFCO Agri.

23/12: Tổng thống đã Jokowi tuyên bố quyết định mở cửa thị trường cho gạo Ấn Độ.

23/12: Chính phủ Thái Lan tuyên bố ngừng cung cấp nước cho lúa vụ mùa phụ tại 22 tỉnh trong lưu vực sông Chao Phraya nhằm tiết kiệm nước (có 200 ngàn ha đã được gieo sạ).

26/12, Bulog dự kiến thu hoạch vụ tới có thể bị trì hoãn từ 1-2 tháng do hạn hán kéo dài (trì hoãn sang tháng 3/2016).

04/01/2016: 3 doanh nghiệp Trung Quốc kế hoạch đầu tư 400 triệu USD cho dự án xây dựng kho gạo tại các tỉnh Battambang, Pursat và Kampong Thom (Campuchia).

05/01/2016: NFA kế hoạch nhập khẩu thêm ít nhất 50 ngàn tấn vào đầu năm 2016.

Nguồn : thitruongluagao.com


← Bài trước Bài sau →