BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY - SỰ TÍCH DÂN GIAN LÀM NÊN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY - SỰ TÍCH DÂN GIAN LÀM NÊN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt dù có đi đâu cũng không bao giờ thiếu bánh chưng, bánh giầy trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng bánh giầy trong tâm thức người Việt là truyền thống "uống nước nhớ nguồn’’, là món ăn đặc trưng của dân tộc trong những ngày đầu năm mới.


Truyền thuyết về hai loại bánh "Bánh chưng, bánh giầy" là truyện kể vừa về sự sáng tạo được hai thứ bánh đơn giản mà ý nghĩa sâu sắc, vừa gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến ngày nay. Mời bạn đọc cùng Gạo Vinh Hiển tìm hiểu về sự tích hai loại bánh truyền thống của đất nước mình nha!


1. ‘’Bánh chưng bánh giầy’’ từ thời xa xưa

 



Thuở xưa, Hùng Vương đời thứ thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng vua có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai cho xứng đáng. Vua bèn cho gọi các hoàng tử đến và truyền: ‘’Ai trong số các con tìm được lễ vật dâng Trời Đất, tổ tiên có ý nghĩa nhất, ta sẽ truyền ngôi cho.’’

 

Các hoàng tử nghe vậy, đua nhau tìm kiếm rất nhiều của ngon vật lạ khắp đất nước để dâng lên vua cha, mong được truyền ngôi báu. Họ nghĩ rằng, lễ vật của mình phải thật khác biệt, hiếm thấy trên đời thì mới chiến thắng.

 

Trong khi đó, Lang Liêu là con trai thứ mười tám của Vua Hùng tỏ ra băn khoăn, lo lắng. Chàng vốn hiền hậu, sống mộc mạc, giản dị nên không sở hữu được ‘’kì trân dị bảo’’ như những người anh em khác của mình. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến bảo: ‘’- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Vì gạo nuôi sống con người, ăn mãi không chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà không làm ra được. Con hãy lấy gạo nếp mà làm bánh hình tròn và hình vuông để tượng trưng cho Trời và Đất; lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.’’

 

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng rỡ. Theo lời thần dặn, chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sạch. Sau đó, chàng lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, chàng cũng lấy thứ gạo nếp ấy, nấu lên rồi nhã nhuyễn, nặn thành hình tròn. 

 

Đến ngày hẹn, các hoàng tử mang đủ thứ sơn hào hải vị đến. Vua Hùng xem một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Vua ngạc nhiên, liền gọi Lang Liêu đến hỏi chuyện. Chàng liền đem giấc mộng thấy thần kể lại cho vua nghe. Vua hùng nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa, bèn cho họp mọi người lại, truyền rằng:

- Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, thịt mỡ cùng với đậu xanh và lá dong tượng cầm thú, cỏ cây muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc bên ngoài ý chỉ đùm bọc, đoàn kết lẫn nhau. Lang Liêu dâng lễ vật rất vừa ý ta, nên sẽ nối ngôi ta.

 

Từ đó, nhân dân chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và hình thành nên tục lệ vào mỗi dịp tết đến, nhân dân sẽ dùng chính loại gạo nếp mà dân ta trồng được để nấu thành những chiếc bánh chưng, bánh giầy truyền thống để cúng đất trời, ông bà.

 

2. Ý nghĩa to lớn của những chiếc bánh chưng, bánh giầy


2.1 Ý nghĩa truyền thống nhân sinh trong cuộc sống

 

Bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho triết lí Vuông Tròn của người Việt nói riêng và triết lí Âm Dương nói chung.


Bánh chưng thể hiện hình tượng của vùng đất bao la, đức hạnh của Mẹ, sự hy sinh cao cả và hiền diệu của người phụ nữ mà tiêu biểu là Mẹ Âu Cơ. Bánh chưng được gói thành từ nhiều lớp lá, cẩn thận, nhẹ nhàng bao bọc lấy lớp nhân bên trong một cách gọn gàng như lòng mẹ luôn bao bọc và chở che cho các con khỏi giông bão cuộc đời.

 


Bánh chưng là hiện thân của Mẹ và bánh giầy chính là sức mạnh của Rồng, sự hy sinh lớn lao của Cha. Bánh giầy đại diện cho những người đàn ông trụ cột trong gia đình, là lễ vật khát vọng cho những mong muốn thăng quan tiến chức, học hành đỗ đạt thành tài.

 


 

Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Phong tục truyền thống thờ cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam vừa mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa là tinh hoa ẩm thực, trí tuệ của người Việt Nam.

 

2.2 Ý nghĩa của sự đoàn viên, sum vầy của các thành viên trong gia đình

Vào những ngày cuối năm, những người con xa quê ai ai cũng mong hoàn thành sớm công việc của mình để được về đoàn tụ với gia đình. Bởi ai cũng muốn được cùng với gia đình quây quần gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên, ông bà.

 


Trước Tết khoảng 2,3 ngày, nhà nhà thường chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng để đến ngày 30 Tết cả nhà quây quần trước sân, cùng lau lá, đãi đỗ, vo gạo, ướp thị để gói bánh. Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Cứ vào dịp 27, 28 Tết hàng năm, các gia đình đều tất bật chuẩn bị cho phần gói bánh chưng, bánh giầy. Lúc này, ông bà cha mẹ anh em quây quần bên nhau, mỗi người phụ một tay để làm nên những cái bánh thật đẹp, thật ngon dâng lên ông bà tổ tiên trong ngày đoàn tụ sum vầy.

 

2.3 Tôn vinh giá trị về nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc
 


Sự tích bánh chưng, bánh giầy nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính, cũng như nguồn cội của của hai loại bánh này là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

 

Qua sự tích ta có thể thấy, chính nhờ Lang Liêu sử dụng gạo nếp làm bánh dâng vua cha hoàng tử mới được truyền ngôi và đất nước mình có loại bánh lưu truyền nghìn đời. Với nền văn minh lúa nước lâu đời từ trước đến nay, từ thời xa xưa đến những ngày tháng hiện đại, nguyên liệu làm ra chiếc bánh chưng bánh giầy vẫn không thay đổi, đó chính là gạo nếp. Bánh chưng hình vuông, bánh giầy hình tròn là tượng trưng cho Đất và Trời. Dân ta đã sử dụng những ‘’hạt ngọc trời’’ để làm ra hương vị bánh truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.


Khi thấy bánh chưng bánh giầy, ta nghĩ ngay đến hạt nếp làm ra chiếc bánh và nền văn minh lúa nước bao đời nay của dân tộc. Để có được những hạt nếp trắng và bóng mẩy, người nông dân đã rất chăm chỉ gieo trồng và chăm sóc.

 

3. Nguyên liệu làm bánh chưng và bánh giầy

Muốn làm ra những chiếc bánh chưng - bánh giầy ngon thì nguyên liệu gạo nếp là thành phần quan trọng nhất. Vì vậy, lựa chọn mua đúng loại gạo nếp ngon và an toàn rất quan trọng.
 

3.1 Các nguyên liệu làm bánh chưng

  • Lá dong gói bánh chưng, chọn loại lá bánh tẻ (loại lá không không non cũng không già)
  • Lạt dang để gói
  • Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới
  • Đậu xanh mới, bở, vàng, đẹp (tùy lượng theo số bánh sẽ gói), nấu chín và nghiền nhỏ.
  • Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày. Chọn bì mỏng, đừng chọn nhiều nạc quá gây ngấy khi ăn
  • Gia vị: Muối, hạt tiêu, đường


Một chiếc bánh chưng đẹp và chuẩn có hình vuông đều các cạnh, mỗi cạnh thường trên 20cm, độ dày 5 - 6 cm. Bên ngoài bánh được gói bằng hai đến ba lớp lá dong đã được tuyển chọn, rửa sạch và buộc bằng 4 hoặc 6 lạt dang.

 

3.2 Nguyên liệu làm bánh giầy

  • Gạo nếp xay nhuyễn thành bột nếp
  • Bột gạo
  • Lá chuối, lá dong để lót bánh
  • Đậu xanh bóc vỏ
  • Muối + sữa tươi
  • Chả lụa, chả quế
  • Nước lọc
  • Đường + bơ + hành lá
     

Bánh giầy có hình tròn, có độ dẻo và dai do được đồ kỹ rồi giã trong cối cho đến khi dẻo quánh. Bánh có đường kính từ 5 - 7cm, độ dày 1 - 2cm. Khi làm xong, bánh sẽ được gói trong lá chuối tươi và ăn cùng chả lụa, có thể dùng kèm muối tiêu nếu người dùng thích vị mặn mặn của muối.

 

4. Nguồn cung cấp gạo nếp làm bánh chưng - bánh giầy uy tín



Với gần 30 năm kinh nghiệm dày dặn trong ngành gạo, Công ty Cổ phần Vinh Hiển Farm tự tin là nhà cung cấp gạo nếp uy tín hàng đầu, đáp ứng đủ các tiêu chí quan trọng cho Quý đối tác: 

  • Chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước, nguồn gốc rõ ràng)
  • Chứng nhận HACCP, VietGAP, ATVSTP
  • Cam kết vàng 3 KHÔNG: không đấu trộn, không chất bảo quản, không chất tẩy trắng hoặc hương liệu, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bữa ăn
  • Gần 20 loại gạo và gạo nếp chất lượng phù hợp đa dạng nhu cầu
  • Gạo giá gốc từ nhà máy (tự gieo trồng và tự đóng bao bì) không qua trung gian 
  • Sản lượng và giá cả luôn ổn định, đảm bảo chất lượng nguồn cung tuyệt đối 
  • Sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển, bốc xếp tận tình 
 
Hãy liên hệ ngay đến số hotline 0907.282.012 - 028.665.99927 hoặc để lại thông tin dưới mail gaovinhhien@gmail.com để được tư vấn. 
← Bài trước Bài sau →