Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương là một dịp lễ truyền thống đặc biệt quan trọng của người Việt Nam. Tết Đoan Ngọ thường diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Để tìm hiểu rõ hơn về dịp lễ này, ý nghĩa cũng như nguồn gốc và các món ăn, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Gạo Vinh Hiển nhé.

Hình ảnh có liên quan

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ (Nguồn: Internet)

Tập tục của người Việt Nam trong dịp Tết Đoan Ngọ

Theo tập tục Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ là ngày mà mọi người sẽ diệt trừ sâu bọ bằng việc ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc khi vừa thức dậy. Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch cũng là ngày các con cháu chuẩn bị mâm cơm thắp hương để bày tỏ lòng biết ơn đến Đôi Truân đồng thời mong muốn có một mùa màng bội thu. Tùy vào từng vùng miền và dân tộc sẽ có những vận phẩm cho mâm cỗ cúng khác nhau.

Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan ngọ là ăn vào buổi trưa. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Các hoạt động ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ cũng là dịp sum vầy cùng gia đình trong năm. Vào buổi sáng của ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, mọi người sẽ thức dậy sớm và ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.

Vào dịp Tết Đoan ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng năm loại lá là bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.

Các món ăn dịp Tết Đoan Ngọ

Bánh tro

Kết quả hình ảnh cho bánh tro

Bánh tro (Nguồn: Internet)

Bánh tro là món ăn truyền thống của người dân Nam Bộ và một số vùng ở miền Bắc. Bánh có hình chóp, có thể là nhân mặn, nhân ngọt hoặc nhân chay. Người ta ăn bánh tro vì tin rằng bệnh tật trong cơ thể sẽ biến mất. Với vị thanh mát, hơi nồng của nước tro sẽ rất phù hợp với tiết trời mùa hè.

Chè trôi nước

Kết quả hình ảnh cho chè trôi nước

Chè trôi nước (Nguồn: Internet)

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết này ở các vùng miền. Những viên chè được làm từ bột gạo nếp bên trong là nhân đậu xanh có vị ngọt của đường ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy trở thành món ăn được nhiều người yêu thích. Người ta tin rằng những viên chè trôi nước tròn đều sẽ mang lại sự viên mãn, hanh thông trong cuộc sống cho họ.

Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp được bán rất nhiều ở chợ. Theo quan niệm dân gian Việt Nam, ăn cơm rượu nếp sau khi thức dậy sẽ diệt sâu bọ rất hiệu quả bởi vị cay nồng của nó. Người ta tin rằng ăn món ăn này sẽ giúp tiêu diệt các ký sinh trong cơ thể.

tet doan ngo: nguon goc, y nghia va nhung dieu kieng ki - 4

Cơm rượu nếp (Nguồn: Internet)

Bạn có thể mua cơm rượu nếp làm từ các loại gạo nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, khi ăn hạt chắc dẻo hòa quyện với men rượu thơm nồng để lại vị ngọt nơi đầu lưỡi.

Gạo Vinh Hiển hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng mình trên fanpage và website nhé.


← Bài trước Bài sau →