THỰC ĐƠN CHO NGÀY TẾT MIỀN BẮC

THỰC ĐƠN CHO NGÀY TẾT MIỀN BẮC

Tết Nguyên Đán là một trong những dịp hội họp lớn nhất của người dân Việt Nam. Vào khoảng thời gian này, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp, nấu nướng để chuẩn bị đón Tết. Và đặc biệt là những mâm cỗ, thực đơn được dùng trong ngày Tết giữa ba miền. Vậy mâm cỗ ngày Tết ở các miền có gì đặc biệt. Cùng Gạo Vinh Hiển tìm hiểu mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc nhé.

Chuyện nhà tôi: Bên mâm tết “đồng phục”

Thực đơn ngày Tết (Nguồn: Internet)

Miền Bắc luôn chú trọng đến các phong tục cổ truyền mang đậm hương vị dân tộc. Vì vậy, mâm cỗ miền Bắc cũng đậm chất truyền thống như bản sắc của nó. Cùng xem thực đơn trong mâm cỗ ngày Tết có những gì đặc biệt nhé.

Bánh chưng

Đây là một món không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Bắt nguồn từ thời Văn Lang, bánh chưng mang ngụ ý tốt lành, cầu cho một năm mới đầy bội thu, hạnh phúc ấm no. Để làm bánh chưng ngon, gạo nếp phải chọn loại gạo dẻo thơm, có thể để được lâu, không bị lại gạo. Nhân bánh thường là thịt, đậu, hành, tiêu,... được trải qua bàn tay nêm nếm kỹ lưỡng. Gói bánh bằng lá chuối hoặc lá dong, khi gói phải gói chặt tay để bánh không bị tuột trong quá trình nấu. Khi các công đoạn gói bánh được hoàn thành, bánh sẽ được luộc liên tục 14 tiếng. Đến khi bánh chín, bánh được vớt ra rửa qua nước lã và dùng tấm ván ép chặt. Làm vậy để khi cắt bánh không bị nát ra mà còn dẻo. Khi ăn sẽ có vị thơm bùi của đậu xanh, béo ngậy của thịt mỡ.

Chỉ cần thêm nguyên liệu này, bánh chưng xanh mướt mắt

Bánh chưng ngày Tết (Nguồn: Internet)

Thịt đông

Một món ăn mang nét riêng của vùng Bắc Bộ. Vào thời tiết se lạnh của mùa xuân, nó trở nên càng đặc biệt hơn. Thịt đông được chế biến từ ba chỉ heo, có thể thêm thịt gà và bì lợn, mộc nhĩ. Tất cả các nguyên liệu được đem ninh nhừ, sau đó đặt vào ngăn mát tủ lạnh cho thịt đông lại. Thịt nấu đông là một trong những món ngon ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ đoàn tụ gia đình tại miền Bắc. 

Cách làm tai mũi heo nấu thịt đông ngon cho ngày Tết

Thịt đông ăn lúc se lạnh (Nguồn: Internet)

Nem rán

Mang trên mình hương vị thân thương, gắn liền với bao thế hệ người Việt. Nem rán còn có tên gọi khác là chả nem với vị đặc trưng của thịt, trứng, hành, mộc nhĩ. Nguyên liệu được trộn lại với nhau, sau đó qua bàn tay khéo léo của người gói với chiếc bánh đa. Từng cuốn nem đã được ra đời. Những chiếc nem được cho vào chảo dầu rán đến khi chín vàng, vỏ giòn mà không bị vỡ hoặc cháy. Từng cuốn nem vàng óng chấm với nước mắm chua ngọt, một hương vị khó quên cho mỗi cái Tết.

nem rán hà nội

Nem rán (Nguồn: Internet)

Xôi gấc

Xôi gấc với màu đỏ tươi, mang đậm ý nghĩa may mắn trên mâm cỗ miền Bắc. Nấu xôi gấc chỉ vài bước đơn giản là có thể hoàn thành. Các bạn chỉ cần đem gạo nếp ngon đã ngâm qua đêm trộn với gấc tươi. Sau đó, cho cả hai vào nồi hấp đến khi chín là được. Xôi gấc khi chín sẽ  thơm dẻo và có màu đỏ may mắn, có thể lấy ra cho vào khuôn trưng bày rất đẹp để dọn Tết.

xoi-gac

Xôi gấc may mắn (Nguồn: Internet)

Thịt gà luộc

Là một món ăn tuy đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa rất trọng đại, không thể thiếu trong dịp Tết. dù ở miền Bắc hay miền Nam, thịt gà luộc luôn có mặt trong các mâm cỗ. Những miếng thịt gà màu vàng ươm, màu của may mắn hạnh phúc. Mong muốn một năm mới ấm no, thuận lợi. Chế biến thịt gà vô cùng đơn giản, chỉ cần đem gà đã rửa sạch cho vào nồi luộc. Khi chín ăn kèm với muối tiêu chanh thì vô cùng tuyệt vời.

Cách luộc thịt gà thơm ngọt, ngon mềm khó cưỡng

Thịt gà luộc (Nguồn: Internet)

Rau nộm

Thay đổi các món mặn bằng rau trộn, giúp kích thích bữa ăn thêm ngon. Rau nộm được biến tấu từ nhiều loại rau quen thuộc như nộm rau muống, nộm hoa chuối hay nộm su hào,... đều rất ngon. Các món rau giúp thanh lọc cơ thể, là vị cứu tinh cho ngày Tết với món béo ngậy. Để làm rau nộm, bạn chỉ cần mua rau về, thái vừa ăn sau đó đem trộn với nước cốt chua ngọt đã pha. Vậy là đã có một món ăn thanh đạm trong ngày Tết cổ truyền.

cach-lam-5-mon-nom-rau-cu-vua-ngon-vua-mat-cho-ngay-he-05

Nộm rau muống (Nguồn: Internet)

Chè kho

Thêm một món để thay đổi mâm cơm nữa đó là chè kho. Một món tráng miệng dành cho dịp xuân về hoa nở này. Đây là một nét đặc biệt trong mâm cỗ ngày Tết, kết hợp giữa vị bùi của đỗ xanh hòa chút hương bưởi tạo nên một món ăn thanh mát, ngọt lành. Để nấu chè kho, đỗ xanh phải ngâm 2 - 3 tiếng cho nở mềm. Sau đó đem hấp chín, giã nhuyễn rồi cho nước đường vào đun nhỏ lửa. Đến khi chè chín thì thêm chút hương bưởi để chè thơm ngon hơn.

Chè kho (Nguồn: Internet)

Ngày Tết mang đậm hương vị bản sắc dân tộc của mỗi vùng miền khác nhau. Với mong muốn có một năm mới sung túc và hạnh phúc, mâm cỗ ngày Tết đều rất quan trọng. Mang trong mình những hương sắc rất riêng, những nét truyền thống đặc trưng của dân tộc. Mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc khiến bao người phải trầm trồ vì nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Việt.

Hi vọng qua bài biết trên, các bạn đã biết thêm phần nào về mâm cỗ mang đậm chất truyền thống của miền Bắc.

Chúc các bạn có một mùa Tết thật ấm áp, hạnh phúc bên gia đình và người thân.

Đừng quên theo dõi Fanpage Gạo Vinh Hiển để tìm hiểu thêm về những điều thú vị trong ngày Tết cổ truyền qua chuyên mục Mẹo hay vào Bếp nhé.

← Bài trước Bài sau →