MẸO HAY BẢO QUẢN GẠO TRÁNH MỌT TẤN CÔNG

MẸO HAY BẢO QUẢN GẠO TRÁNH MỌT TẤN CÔNG

Mọt gạo là gì và tại sao trong gạo lại xuất hiện mọt gạo? Những cách nào để bảo quản gạo tránh mọt tấn công? Bạn cùng theo dõi và áp dụng những mẹo hay sau nhé!

Thỉnh thoảng, trong thùng đựng gạo nhà bạn sẽ nhìn thấy xuất hiện 1 vài con côn trùng nhỏ xíu có kích thước khoảng 2-3 mm, đầu có vòi, chúng thường có màu đen hoặc nâu đen, có cánh và biết bay, được gọi là những con mọt gạo. Loài côn trùng này có khả năng sinh sản rất lớn, một ngày con cái đẻ được 2-6 trứng và suốt vòng đời chúng đẻ được trung bình khoảng hơn 300 trứng. Quá trình từ trứng nở thành mọt kéo dài từ 25 ngày (ở nhiệt độ 27 độ C) đến 90 ngày (ở nhiệt độ 17 độ C), vòng đời mọt gạo trung bình 8 tháng.

Mọt gạo thường xuất hiện trong thùng gạo nhà bạn (Ảnh: gaoconcam.com)

Mọt là loại côn trùng phân bố toàn cầu và ở nước ta, chúng có mặt ở khắp mọi nơi. Đa số nhiều người cho rằng gạo để lâu ngày tự sinh ra mọt. Tuy nhiên thực tế thì trứng mọt đã có từ khi chúng ta mua gạo về mà không hề nhìn thấy vì kích thước quá nhỏ, hoặc đã có sẵn trong thùng gạo nhà chúng ta. Sau một thời gian trứng nở thành mọt bạn mới nhìn thấy được. Mọt gạo xuất hiện làm giảm hương vị và ít nhiều làm giảm chất lượng của hạt gạo.

Vậy có cách nào để bảo quản gạo tránh mọt tấn công?

Chọn vật dụng đựng gạo phù hợp 

Vật dụng lý tưởng nhất để đựng gạo là thùng đựng gạo có nắp đậy kín đã được diệt khuẩn để ngăn chặn côn trùng và bụi bẩn. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thùng đựng gạo có với nhiều kích cỡ rất tiện dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể để gạo trong bao (túi) kín. Sau khi lấy gạo ra bạn nên đậy nắp thùng gạo kĩ hoặc buộc túi gạo kín lại và đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát, vì độ ẩm trong không khí sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển đấy.

Thùng đựng gạo là một trong những dụng cụ đựng gạo phù hợp (Ảnh: Internet)

Vệ sinh dụng cụ đựng gạo thường xuyên

Đây là nơi trú ẩn rất lí tưởng của ấu trùng và mọt gạo. Nếu bạn sử dụng thùng đựng gạo, đừng quên vệ sinh chúng thường xuyên để loại bỏ trứng mọt còn sót lại, rồi để khô ráo mới cho tiếp gạo vào nhé.

Có nên bảo quản gạo bằng cách cho vào tủ lạnh?

Theo một tạp chí nổi tiếng của Ấn Độ thì sau khi đi mua gạo về, bạn nên để gạo vào tủ lạnh từ 3-5 ngày, cách này sẽ giúp ngăn chặn quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loại vi khuẩn và trứng mọt có thể tấn công gạo.

Xử lý khi gạo xuất hiện mọt

1. Phơi gạo là một trong những cách khá hiệu quả và dễ thực hiện. Bạn trải gạo trên một miếng nilon, hoặc khăn sạch và dàn trải mỏng gạo, phơi dưới nắng hoặc bóng râm. Mọt gạo sẽ tự bay đi hoặc khi chúng bò ra bạn có thể giết chúng. Đồng thời, bạn cũng nên tách riêng phần gạo có mọt xuất hiện và phần gạo chưa bị gì ra để tránh mọt.

2. Dùng một lượng tro bếp vừa đủ, rải xuống vị trí đặt thùng gạo, sau đó dùng tờ giấy trắng hay vải phin đậy lên. Đặt thùng gạo lên trên tấm vải, cho gạo đã phơi khô vào, đậy kín nắp, làm cách này sẽ giữ được gạo rất lâu.

3. Rắc một ít muối vào trong gạo. Muối sẽ giúp mọt nhanh chóng tự tẩu thoát. Lưu ý không rắc quá nhiều muối để tránh gạo bị mặn.

4. Tách một vài nhánh tỏi khô, hay tách vài quả ớt, bỏ hạt, cho vào gạo.

5. Vùi vào thùng gạo một ly đựng rượu, cho vào khoảng ½ lít rượu trắng, đậy kín nắp, rượu sẽ có tác dụng diệt khuẩn mà không làm ảnh hưởng đến hương vị của gạo.


*** Một lưu ý bạn cần biết đó là mọt xuất hiện trong gạo không phải do gạo không sạch, và điều này là bình thường. Khi mua gạo bạn nên mua số lượng vừa phải và đủ dùng cho gia đình trong một thời gian ngắn, hết sẽ mua tiếp thì không phải trữ gạo lâu nhé.


← Bài trước Bài sau →