[Chuyện Gạo kể] Thu hoạch lúa chín như thế nào?
- Người viết: Lư Ngọc Trân lúc
- Góc chia sẻ
- - 0 Bình luận
Mến chào các bạn. Lại là bạn Tròn xinh xắn đáng yêu đây ạ. Người ta cầu hôn còn Tròn cầu có chủ đề để kể bạn nghe mỗi tuần thôi.
Hôm nay từ cánh đồng nhà Vinh Hiển, Tròn sẽ mang đến những hạt lúa chín vàng, thơm ngát. Tròn đã kể cho bạn nghe về quy trình gieo hạt, trồng lúa, chăm sóc lúa, … Giờ đây những cây lúa đã chín vàng, nặng hạt rồi. Lúa chín cũng có nhiều chuyện để kể lắm à nghen! Cùng Tròn tìm hiểu lúa chín có gì để kể nhé.
Lúa như thế nào là đủ chín?
Thời điểm gặt lúa tốt nhất là lúa chín đc 85 đến 90% (sau trỗ 25 - 28 ngày), có thể gặt bằng máy hoặc thủ công...
Lúa được tuốt và phơi khô. Trước khi tuốt lúa cần làm sạch máy tuốt để tránh lẫn với các loại lúa khác còn lại trong máy tuốt. Thóc sau khi tuốt phải tiến hành phơi ngay để màu thóc được sáng đẹp, đảm bảo chất lượng.
Thu hoạch lúa như thế nào?
Tùy theo nhóm giống và mục đích sử dụng khác nhau mà xác định thời điểm thu hoạch lúa khác nhau. Hiện nay, phần lớn lúa gạo được thu hoạch để xay xát nên người nông dân cần tranh thủ thời tiết và căn cứ vào tỷ lệ hạt chín trên bông để thu hoạch lúa đạt hiệu quả cao.
Đối với nhóm giống lúa chất lượng cần thu hoạch sớm hơn (bông lúa có khoảng 90% số hạt đã vàng). Thu hoạch vào lúc này sẽ bảo đảm cho tỷ lệ gạo trong cao hơn, hạt gạo ít bị gãy khi xay xát, chất lượng cơm gạo sẽ ngon hơn.
Nhóm lúa thường: Cần thu hoạch muộn hơn khi lúa đã chín hoàn toàn (khoảng 95% số bông và số hạt đã vàng).
Các phương pháp gặt lúa
Cắt lúa bằng liềm: Là phương pháp thủ công cổ truyền và thích hợp các hộ nông dân, sản xuất nhỏ, không đủ điều kiện đầu tư. Tuy nhiên phương pháp này có ưu điểm là phù hợp với mọi tình huống lúa đứng, lúa ngã. Nhược điểm là năng suất lao động thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực lao động thời vụ.
Thu hoạch bằng máy cắt xếp dãy: ngày càng được áp dụng nhiều, giảm được thất thoát và giảm áp lực lao động thời vụ.
Quá trình phơi thóc
Ngay sau khi thu hoạch về cần được phơi khô ngay nên phải thu hoạch vào ngày nắng ráo, khô hanh. Dù phơi hay sấy thì thóc cũng phải được làm khô từ từ. Nếu làm khô đột ngột thì hạt gạo sẽ bị gãy nhiều khi xay xát, chất lượng gạo sau này cũng sẽ bị giảm.
Để gạo giữ được phẩm chất thơm ngon, hạt gạo trong và ít bị gãy cần phơi thóc qua 3 giai đoạn
- Làm se vỏ: Lớp thóc cần được phơi dày từ 10 - 12cm và thường xuyên được đảo đều.
- Làm khô thóc: Nên phơi thóc mỏng hơn và đảo thường xuyên cho thóc khô từ từ.
- Phơi đạt độ khô bảo quản: Thóc cần được làm sạch, phơi lại cho thật khô bảo đảm độ ẩm đạt 13% (bóc gạo cắn thấy kêu đanh là được).
- Lưu ý: Nếu phơi thóc gặp những ngày có thời tiết nắng nóng gay gắt (trên 38 độ C) thì chúng ta chỉ nên tải thóc ra phơi vào buổi sáng và chiều, không nên phơi vào giữa trưa nắng gắt (từ 11-14 giờ) sẽ làm hạt gạo sau này kém phẩm chất và mẫu mã hay bị đen xỉn.
Đó là toàn bộ quy trình thu hoạch lúa đến phơi thóc, để tìm hiểu nhiều chủ đề hơn hãy đón xem “vê lốc” của bà Tròn hàng tuần nhé.
Nếu bạn có chủ đề nào hay ho hoặc muốn Tròn và bạn bàn về chủ đề gì, đừng quên bình luận bên dưới cho mình nhen.
Đồng thời, theo dõi chuyện mình kể hằng tuần trên 2 kênh Fan Page Gạo Vinh Hiển và Blog Gạo Kể Bạn Nghe Nếu có chủ đề nào hay thích mình tâm sự về vấn đề nào, cũng hãy để lại bình luận cho mình biết nhé. Mãi yêu!!