[Chuyện Gạo Kể] TẾT TRUNG THU TẠI SÀI GÒN CÓ GÌ HAY?

[Chuyện Gạo Kể] TẾT TRUNG THU TẠI SÀI GÒN CÓ GÌ HAY?

Mến chào cả nhà, hiện tại Hạt Gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển đang rất nôn nóng chào đón Tết Trung Thu đây. Lồng đèn trên tay mà Tròn vui mừng trong tim, còn cả nhà mình chuẩn bị đến đâu rồi ạ? Hãy cùng Tròn tìm hiểu xem “Người Sài Gòn chuẩn bị Trung Thu như thế nào?” trong chủ đề Chuyện Gạo Kể tuần này nhé!


Vì sao lại có Tết Trung Thu?

Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm hay còn được gọi là Tết trông Trăng, Tết đoàn viên hay Tết hoa đăng.

Tết Trung Thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore, ngày này cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.

Sở dĩ có Tết Trung Thu là vì đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất. Và cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Vào ngày này, người Á Đông chúng ta thường thưởng thức Bánh Trung Thu với trà.

Cũng trong dịp này, mọi người thường mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ; nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai; và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.


Người Sài Gòn chuẩn bị Trung Thu như thế nào?

Còn đúng 1 tuần sau là Tết Trung thu đến rồi. Ngày trăng rằm tháng tám này, các bạn đã có dự định gì hấp dẫn chưa? Chia sẻ cho Tròn với nhé.

Với người Sài Gòn, Tết Trung Thu cũng có nhiều “tiết mục” thú vị lắm nè.

Tết Trung thu (15.8 âm lịch) hằng năm ngoài ý nghĩa là tết thiếu nhi thì còn là một dịp để chúng ta quây quần bên bạn bè, người thân nhằm củng cố, xây dựng khăng khít hơn các mối quan hệ này.

Những phố lồng đèn ở các khu vực người Hoa bắt đầu rôm rả từ những ngày 10 đến 15 âm lịch. Nhiều cửa hàng bán lồng đèn nằm san sát nhau với đủ mẫu mã, hình dáng, màu sắc, giá cả cũng đa dạng. Không chỉ có nhiều trẻ em được cha mẹ dẫn đến phố lồng đèn để đón không khí trung thu, mà các bạn trẻ cũng thường chọn nơi đây là địa điểm check-in, “sống ảo”.

Những địa điểm vui chơi Tết trung thu ở Sài Gòn không thể bỏ qua ! |  Chungxe Blog

Phố đèn lồng (Nguồn: Internet)

Những phố đi bộ như Nguyễn Huệ, Bùi Viện, … cũng được nhiều người lựa chọn là điểm vui chơi, tụ tập. Tuy nhiên, với những sự kiện đặc biệt đầu năm 2020, Tròn vẫn khuyên mọi người hạn chế đến nơi quá đông người nhé.

Ngoài ra, hoạt động đêm Trung thu không chỉ là ra ngoài chơi, một số gia đình chọn cách quây quần bên nhau, thưởng thức món bánh nướng trung thu thơm ngon. Trứng muối được bao ngoài bằng lớp nhân ngọt/mặn và được gói gọn trong lớp vỏ bánh nướng. Với ý nghĩa đoàn viên, món bánh này không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu.

Khác với món bánh cốm hay xôi cốm ngoài Bắc, chè trôi nước lại là món ăn phổ biến ở miền Nam. Đặc biệt là Sài Gòn - khu vực nhận nhiều sự ảnh hưởng từ người Hoa, chè trôi nước càng là món ăn không thể thiếu. 

Ngày Trung thu, cả nhà quây quần bên mâm cơm, sau đó là chiếc bánh nướng xẻ tư và viên chè trôi nước ngọt lịm nữa thì còn gì bằng?!

Tết Trung thu của mọi người thế nào? Kể cho Tròn nghe trong phần bình luận với nhé.

Mời các bạn đón xem câu chuyện tuần sau của mình trên 2 kênh Fanpagewebsite Gạo Vinh Hiển nhé. Mọi người đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Mỗi tuần Tròn xin gửi đến bạn một câu chuyện hay. 

← Bài trước Bài sau →