[Chuyện Gạo Kể] Gạo tâm sự ngày mưa bão

[Chuyện Gạo Kể] Gạo tâm sự ngày mưa bão

Mến chào các bạn, Gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển và những câu chuyện mỗi tuần đây.

Mùa bão năm nay kéo dài, liên tục và mưa nhiều quá ạ. Tròn và các bạn gạo khác đang phải “đu đưa” trong mùa bão này đây.

Mặc dù “đi đu đưa” nhưng Tròn vẫn không quên kể chuyện mỗi tuần cho các bạn đâu. Sẵn thời tiết mưa gió này, Tròn sẽ kể cho bạn nghe những ảnh hưởng của mùa bão đối với nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng nhé.


Tình hình cơn bão số 5 - 2019

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 4/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 200km về phía Đông Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo đến 10 giờ ngày 05/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 120km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Ngoài ra: Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam cường độ mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Sóng biển cao 2,5-3,5m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Tròn nghe mà thấy xây xẩm mặt mày các bạn ạ.

Chưa hết nhé, Trên đất liền, dự báo xuất hiện đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 300-500mm, trong đó trọng tâm mưa rất to là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, lượng mưa trong cả đợt có thể tới trên 500mm từ ngày 2 đến ngày 5/9, khu vực thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi có mưa phổ biến 200-300mm, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to (200-300mm/đợt) và tại Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông (100-150mm/đợt).

Trong câu chuyện ngày mưa của Tròn, mình cũng đã nêu những ảnh hưởng xấu đến cây lúa nếu lượng mưa quá nhiều.


Bão ảnh hưởng gì đến cây lúa?

Mưa giông kéo dài liên tục nhiều ngày liền sẽ làm cho cây lúa bị đổ ngã, ngập úng gây thiệt hại về năng suất thu hoạch.

Lúa ngã ảnh hưởng đến quang hợp, quá trình tạo hạt bị đình trệ do sự vận chuyển chất khô bị trở ngại, tỷ lệ lép và lửng gia tăng. Ngoài ra lúa ngã làm bông lúa ngập trong nước thúc đẩy hạt nảy mầm, hoặc hư thối do nấm bệnh tấn công và giảm chất lượng gạo.

Cây lúa bị ứ nước, lên mộng khiến năng suất cũng sụt giảm theo

Hạt lúa bị thối, bị hư do mưa nhiều xảy ra tình trạng thất thu

Việc thu hoạch gặp khó khăn trở ngại, nông dân phải liên tục tháo nước

Nếu mưa cứ kéo dài cũng gây khó khăn cho việc gặt lúa do lúa ngã làm ảnh hưởng chất lượng lúa kéo theo giá bán giảm bởi lúa bị ẩm ướt do nước mưa.

Thật đáng thương cho những cây lúa trong mùa mưa bão này. Các bác nông dân đã tốn bao nhiêu công sức để cày cấy hằng ngày.


Nguyên nhân khiến cây lúa bị đổ ngã trong mùa mưa bão

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cây lúa bị đổ ngã trong thời tiết mưa bão, như:

Thân lúa vươn cao: Cây lúa càng cao, càng dễ đổ ngã.

Đất quá mềm nhão: Đất mềm nhão không giữ chặt được rễ làm cây tróc gốc. 

Đất có tầng canh tác mỏng

Bẹ lá không ôm sát vào thân: Khi cây lúa bị bệnh hay thiếu nước bẹ lá có khuynh hướng tách khỏi thân. Bẹ lá không ôm sát thân còn có thể do giống.

Lóng thân yếu: Lóng có vách mỏng, yếu làm gãy thân lúa (yếu rạ). 

Thiếu nắng và mưa gió nhiều: Thiếu nắng làm cho lúa vươn cao, mưa gió nhiều lúa dễ đổ ngã. 

Biện pháp hạn chế lúa đổ ngã

Để hạn chế cây lúa bị đổ ngã, các bác nông dân phải làm việc hết sức cật lực các bạn ạ.

Hạn chế bằng cách rút nước thường xuyên giữa vụ. Khi rút nước nên để cho mặt đất khô ráo, răng nhẹ mới cho nước vào. Nếu ruộng quá trủng không thể nào rút nước ráo được trong mùa mưa thì nên áp dụng cấy, lúa cấy có bộ rễ được giữ chặt trong đất tốt hơn

Để vách lóng dày hơn, không nên bón nhiều phân đạm mà tăng cường bón phân kali và silic. Tuy chất silic không phải là một “dưỡng chất chủ yếu” của cây lúa, thiếu silic lúa không chết, nhưng lúa hấp thụ rất nhiều silic. Để có một tấn lúa, cây lúa hấp thụ khoảng 80kg silic. Như vậy, silic là “dưỡng chất có lợi” vì làm gia tăng sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của lúa. Silic giúp lá, thân và rễ lúa cứng cáp. Khi cây lúa có đủ silic, lá đứng thẳng nên hấp thu được nhiều ánh sáng và làm gia tăng khả năng quang hợp của cây, thân cứng ít bị đổ ngã và vì vậy giảm được tỷ lệ hạt lép và lửng.

Trong canh tác lúa cần chọn thời vụ phù hợp. Kết quả nghiên cứu nhiều nơi cho thấy xuống giống lúa vào đầu tháng 5 cho năng suất cao nhất. Xuống giống vào giai đoạn này, lúa trổ thường rơi vào giai đoạn hạn Bà Chằn, lúa nhận được nhiều ánh sáng mặt trời và ít mưa gió.

Đúng là muốn có sản phẩm tốt thì cần đến “thiên thời và địa lợi”, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp các bạn nhỉ?! Nhưng ở cánh đồng lúa Vinh Hiển sẽ luôn cố gắng để mang đến người tiêu dùng những hạt gạo chất lượng nhất. Chỉ cần còn cây lúa, Vinh Hiển sẽ mang hạt gạo đến nhà bạn.

Đến đây thôi, Tròn phải cùng các bác nông dân chống chọi lại ngày mưa bão này thôi. Hãy nhớ truy cập vào 2 kênh Fan Page Gạo Vinh Hiển hoặc Blog Gạo Kể Bạn Nghe để cùng Tròn tâm sự đủ thứ nhé. Nếu có chủ đề nào hay thích mình tâm sự về vấn đề nào, cũng hãy để lại bình luận cho mình biết nhé.

← Bài trước Bài sau →