[Chuyện Gạo Kể] ĐẾN VỚI QUY TRÌNH ĐÓNG GÓI GẠO

[Chuyện Gạo Kể] ĐẾN VỚI QUY TRÌNH ĐÓNG GÓI GẠO

Mến chào các bạn, lại là mình, hạt gạo Tròn Đầy từ nhà Vinh Hiển đây. Tưởng không nhớ mà ai dè nhớ không tưởng. Cứ đến hẹn lại lên, Tròn luôn háo hức để kể cho các bạn nghe những câu chuyện về hạt ngọc quê hương.

Hạt gạo Việt có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với người con đất này. Mình mong muốn với những câu chuyện của mình sẽ giúp bạn hiểu hơn về hạt lúa thơm ngon mà mình ăn mỗi ngày.

Cả nhà yêu xa Tròn 1 tuần rồi nên chắc mọi người nhớ Tròn lắm đây, Tròn biết mà. Hôm nay Tròn sẽ tiếp tục series câu chuyện của hạt gạo. Và lần này, hạt gạo đã đến nhà máy đóng gói rồi bạn ơi. Cùng theo Tròn đến nhà máy đóng gói để xem con đường chúng mình từ cánh đồng đến thùng gạo nhà bạn thế nào nha.

Quy trình đóng gói gạo


Quy trình xay xát gạo

Để tạo ra hạt ngọc trắng ngần như Tròn đây thì cần trải qua quá trình xay xát lúa gạo vô cùng tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Quy trình được thực hiện bởi các máy móc, công nghệ vô cùng hiện đại của nhà máy Vinh Hiển. Bao gồm các bước: Bóc vỏ và sàng lọc; Xát trắng; Đánh bóng. Mỗi quy trình đều cần một loại máy móc chuyên biệt và quy trình chỉnh chu.

Tuỳ vào nhu cầu thương mại gạo nguyên cám, gạo còn cám hay gạo trắng mà chúng mình được xay xát theo những cách khác nhau.

Bóc vỏ và sàng lọc gạo

Trước đây vào thời xa xưa, người ta thường dùng những mẫu đá sắc nhọn để đập lúa tách ra khỏi vỏ. Quá trình này cần rất nhiều thời gian và mất nhiều công sức. 

Sau này, người ta sử dụng phương pháp giã gạo, vật dụng dùng để giã gạo là một chiếc cối đá cỡ lớn và một chiếc chày làm từ gỗ. Công việc này thường dành cho hai người: Một người có sức khỏe tốt đảm nhiệm việc giã, người kia có nhiệm vụ đảo đều gạo trong cối. Việc giã gạo sẽ kết thúc khi vỏ trấu bóc hoàn toàn ra khỏi hạt gạo.

Đến này nay, khi công nghệ phát triển, người sản xuất chỉ cần đổ thóc vào máy tách, máy sẽ tự động tách hết lớp trấu bên ngoài. Thành phẩm thu được sau quá trình này là gạo lứt - chính là người anh em thiện lành chiếm sóng mấy cái vê lốc của tôi đấy, mọi người nhớ không.

Xát trắng gạo

Bước thứ 2 chúng ta sẽ tiến đến quy trình xát trắng gạo. Trong quy trình này vẫn sẽ được thực hiện bằng máy móc chuyên dụng. Vì vậy hạt gạo sẽ trắng sáng, bắt mắt nhưng vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng, hương vị của nó.

Đánh bóng

Bên cạnh việc trắng sáng, hạt gạo cần phải bóng đẹp. Như vậy, người mua sẽ cảm thấy hấp dẫn hơn. Do đó người sản xuất sẽ tiếp tục đưa gạo đi đánh bóng để tạo nên vẻ ngoài thu hút. Hơn thế nữa, việc đánh bóng gạo sẽ giúp bảo quản gạo được lâu hơn, tránh khỏi mối mọt, côn trùng.

Kết quả hình ảnh cho nhà máy đóng gói gạo vinh hiển

Nhà máy gạo Tiền Giang - Gạo Vinh Hiển

Quy trình đóng gói gạo

Sau khi hoàn tất quá trình xay xát, chọn lọc, gạo sẽ được mang đi đóng gói thành khối lượng tiêu chuẩn: 1kg, 5 kg, 10 kg,.. trong các loại bao bì của nhà máy, những loại 1kg, 5kg sẽ được hút chân không để quản lâu hơn. Khâu đóng gói được vận hành bởi hệ thống dây chuyền khép kín hiện đại và dễ điều khiển. Cuối cùng các túi gạo sẽ được đem bảo quản tại kho và xuất đi các đại lý phân phối gạo.

Vậy là hạt gạo Tròn đầy đã nằm gọn gàng trong bao đợi được phân phối đến tay các bạn rồi.

Mọi người ơi mọi người đừng quên theo dõi câu chuyện của bé gạo Tròn hằng tuần trên 2 kênh Blog chia sẻFan Page Gạo Vinh Hiển. Nếu có chủ đề nào hay thích mình tâm sự về vấn đề nào, cũng hãy để lại bình luận cho mình biết nhé. Mãi yêu!!

← Bài trước Bài sau →