[CHUYỆN GẠO KỂ] CÂU CHUYỆN SẤY LÚA KHÔ

[CHUYỆN GẠO KỂ] CÂU CHUYỆN SẤY LÚA KHÔ

Mến chào các bạn, lại là mình, Hạt Gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển đây

“Trong mắt Tròn các bạn cái gì cũng giỏi nhưng giỏi nhất là đọc truyện.” Mà đã có người đọc thì phải có người kể là Tròn nè mọi người.

“Mân đây” đầu tuần thì chẳng ai thích nổi đã vậy còn để cho có thêm “tu ét đây” nữa chớ. Tròn chỉ mong đến “quét đây” hằng tuần để ngồi xuống và cùng tâm sự với mọi người.

Thứ tư tuần này Tròn sẽ kể cho bạn nghe về câu chuyện sấy lúa gạo. Chắc chắn sẽ có nhiều kiến thức mới lạ đấy ạ. Các bạn cùng theo dõi nhé.

Vì sao phải sấy lúa?

Các bác nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường sản xuất khoảng 3 vụ lúa một năm, sản lượng trung bình gần 20 triệu tấn. Hao phí sau quá trình thu hoạch rất lớn, thấp nhất là 10% và có khi lên đến 25%, trong đó khâu phơi đôi khi chiếm đến 10%. Vậy làm thế nào để giảm tổn thất xuống mức thấp nhất trong quá trình làm khô hạt?

Trong mùa mưa ẩm độ hạt lúa ngoài đồng lúc thu hoạch vào khoảng 28-30%. Nếu không phơi sấy kịp thời (để trong bao hoặc đổ đống) thì sau 24 giờ hạt sẽ nảy mầm. Với điều kiện thời tiết bất thường ở vụ Hè Thu và Thu Đông, khi phơi lúa sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy trong mùa mưa cần làm khô hạt kịp thời bằng biện pháp sấy.

Khi áp dụng biện pháp sấy lúa đúng kỹ thuật sẽ giảm được độ ẩm hạt đến mức an toàn cho tồn trữ và xay xát, giữ được phẩm chất hạt về màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng. Tăng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên khi xay xát, giảm hao hụt hạt trong mùa mưa. Ngoài ra việc sấy lúa sẽ hạn chế tình trạng phơi lúa trên lề đường làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, mở ra dịch vụ mới thu hút lao động nông thôn.

Tuy nhiên, không đơn giản như vậy đâu. Để đạt được hiệu quả tối ưu trong khâu sấy lúa cần chú ý mấy vấn đề sau:

1, Nếu lúa đã bị lên mộng, mốc, ẩm vàng thì dù có sấy kỹ chất lượng lúa vẫn không cao, do đó cần đem lúa đi sấy đúng lúc, kịp thời.

2, Lúa đem đi sấy không được lẫn nhiều tạp chất như: rơm vụn, dây buộc bao, bùn đất...

3, Cần chọn máy sấy đạt yêu cầu kỹ thuật.

Quy trình sấy lúa bọn mình có 3 bước

Bước 1: Lúa tươi là lúa thu hoạch ngoài đồng sẽ được chuyển về nhà máy để thực hiện quá trình sấy.

Bước 2: Tiến hành quá trình sấy lúa bằng máy sấy để giảm độ ẩm của lúa (tỉ lệ nước trong lúa) từ 30% hoặc hơn xuống còn 14 -15%.

Bước 3: Bảo quản thoáng mát lúa được sấy để chuẩn bị cho quy trình tiếp theo (thời gian bảo quản có thể lên đến 1 - 2 năm).

Các phương pháp sấy lúa tốt nhất hiện nay

1. Phương pháp sấy lúa bằng hơi nước

Đây là hệ thống thiết bị được điều khiển tự động hoặc bán tự động. Sấy sử dụng hơi nước là công nghệ sấy dựa trên nguyên lý dùng nhiệt để đốt nóng nước rồi dùng nhiệt của hơi nước để sấy sản phẩm.

Ưu điểm của phương pháp này là

  • Mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất, vẫn giữ được màu sắc, thành phần và hương vị của sản phẩm.
  • Mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm nông sản sạch, an toàn.

Còn nhược điểm của phương pháp là

  • Thời gian sấy lâu hơn so với các phương pháp khác làm mất nhiều công sức và thời gian do chỉ sấy được lượng lúa nhỏ.
  • Lãng phí, tốn kém nhiên liệu đốt

2. Phương pháp sấy lúa bằng năng lượng mặt trời

Phương pháp sấy lúa bằng năng lượng mặt trời đó là sử dụng ống nhiệt thủy tinh chân không tích tụ năng lượng Mặt Trời để sấy các loại nông sản, tiết kiệm chi phí và thời gian là giải pháp vừa được nghiên cứu ứng dụng thành công.

Có 3 ưu điểm nổi bật của phương pháp là

  • Mang lại chất lượng sản phẩm tốt.
  • Tiết kiệm điện 
  • Đảm bảo an toàn trong chế biến nông sản

Nhược điểm phương pháp sấy lúa bằng năng lượng mặt trời cũng có 3 điều

  • Phải phụ thuộc nhiều vào giờ nắng trong ngày.
  • Nhiệt độ của hệ thống sấy khó có thể điều chỉnh.
  • Chi phí xây dựng hệ thống ban đầu rất lớn.

3. Phương pháp sấy lúa bằng tủ sấy công nghiệp

Với tủ sấy công nghiệp nhiệt độ trong tủ được bộ phận quạt thổi lan rộng toàn buồng sấy. Dưới tác dụng của nhiệt các loại nông sản sẽ được sấy khô đều đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

Ưu điểm của loại tủ sấy công nghiệp thì quá trời luôn nè

  • Chi phí đầu tư thấp phù hợp cho các hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân
  • Công suất sấy cao từ 500kg đến 12 tấn hoặc cao hơn.
  • Không cần đảo vật liệu sấy, độ đồng đều cao.
  • Chi phí sấy thấp
  • Vận hành đơn giản

Nghe thôi bạn cũng có thể thấy, phương pháp sấy lúa bằng tủ sấy công nghiệp là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Phương pháp sấy khô này không chỉ đảm bảo chất lượng và năng suất nông sản, mà còn không phải chịu ảnh hưởng từ thời tiết nữa.

Tada! Thế là Tròn đã kể cho bạn xong toàn bộ quá trình sấy lúa sau thu hoạch lúa tươi như thế nào rồi. Các bạn có thấy bác nông dân chăm sóc tụi mình từ khi là hạt lúa thôi đã hết sức vất vả không? Thế nên, Tròn luôn tự hào khi mình là hạt gạo trắng trẻo nhà Vinh Hiển, luôn thơm ngon, đạt chất lượng và vệ sinh cao.

Để biết thêm về mình, các bạn hãy theo dõi chuyện mình kể hằng tuần trên 2 kênh Blog Gạo Kể Bạn Nghe và Facebook Fan page Gạo Vinh Hiển. Và cũng đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Mỗi tuần một câu chuyện hay sẽ đến nhà bạn gõ cửa.

← Bài trước Bài sau →