[Chuyện Gạo Kể] CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM

[Chuyện Gạo Kể] CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM

Mến chào các bạn, lại là mình, Hạt Gạo Tròn Đầy nhà Vinh Hiển đây.

Xuân đến rồi và Tết cũng sắp đến. Đầu năm 2020, không phải là những câu hỏi “lương tháng nhiêu?” “ Có thưởng hông?” “Chừng nào có người yêu?” “Khi nào lấy chồng?” … Tròn đáng yêu và cũng rất lịch sự bạn ạ. Tròn chỉ nhỏ nhẹ gửi đến bạn những câu chuyện thật hay và ý nghĩa thôi.

Nghe tên Tròn thì đã thấy nền ẩm thực phong phú trong mình đúng không ạ? Vậy thì Tròn sẽ kể cho bạn nghe về ẩm thực ngày Tết nhé.


Ý nghĩa của hạt gạo từ xa xưa

Ông bà ta ngày xưa rất quý trọng hạt gạo, coi hạt gạo là “hạt ngọc Trời”, là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Vì vậy mà những hạt cơm, con cháu sơ ý làm vương vãi xuống đất, ông bà ta đều khuyên phải nhặt lên, nếu không thì hoang phí của Trời.

Người Nhật có câu: “Trên mỗi một hạt gạo có 7 vị thần tiên”, bắt nguồn từ truyện cổ Phật Giáo. Câu nói nhắc nhở mọi người rằng để trồng ra được hạt gạo mà chúng ta ăn hằng ngày là việc không hề dễ dàng gì. Mọi người không nên bỏ phí và phải biết quý trọng tất cả những gì Trời ban cho. Mỗi hạt gạo đều là “phúc căn”, là gốc của phúc khí. Bởi vậy nếu mang đổ cơm không ăn hết đi cũng chính là tự mang phúc của mình hất đổ đi.

Ý nghĩa của hạt gạo trong ngày Tết

Người xưa có quan niệm rằng, muốn năm mới đủ đầy sung túc, ấm no, giàu có thì ngày Tết thùng gạo luôn phải đầy, lu chứa nhiều nước. Vì vậy, cứ mỗi dịp Xuân về thì ai nấy đều mua sắm gạo cầu mong một năm mới trọn vẹn.

Ít ai biết rằng, tặng gạo trong dịp Tết giống như tặng những hạt ngọc trân quý cho người thân, bạn bè,... Vì vậy để chia sẻ tình yêu thương, bạn hãy trao đi những “hạt ngọc chân tình”. Ngược lại khi bạn nhận được gạo ngày Tết cũng giống như được nhận “lộc”, dân gian gọi là “Vác ngọc về nhà”.

Tại nhà Gạo Vinh Hiển cũng có những túi gạo sạch, chất lượng, an toàn rất thích hợp để làm quà biếu ngày tết nè. Gạo ngon top 3 thế giới st24, Gạo Nhật cao cấp taiyo, Gạo Ngon còn cám Lài Long Phụng

Những món ăn từ gạo trong dịp Tết

Bánh chưng: Bánh chưng là món ăn trong cổ truyền, là linh hồn trong những ngày Tết Nguyên đán. Những chiếc bánh vuông vức, nấu từ gạo nếp thơm, đậu xanh, thịt lợn, hạt tiêu, thảo quả mang trong mình trọn vẹn những tinh túy của đất trời. Là món thờ cúng tổ tiên không thể thiếu trong mỗi gia đình dịp Tết.

Kết quả hình ảnh cho bánh chưng"

Bánh chưng ngày tết

Bánh tét: Nếu như bánh chưng là món nhất định phải có trong dịp Tết ở miền Bắc thì bánh tét cũng là linh hồn những ngày Tết của người dân miền Trung và miền Nam. Nguyên liệu và cách làm bánh tét không khác gì bánh chưng, chỉ có điều bánh tét được gói thành hình trụ cứ không phải hình vuông. Người miền Nam thường gói bánh tét trước Tết khoảng 10 ngày để cúng tổ tiên cũng như làm quà biếu Tết.

Bánh tổ: Là sự kết hợp tinh tế của mè, gừng, đường đen và gạo nếp. Khi thưởng thức, bánh tổ được cắt thành từng miếng để dùng ngay hoặc nướng bánh trên bếp than hồng cho mềm hay đem chiên với dầu đậu phộng.

Thế đó, vạn vật đều có ý nghĩa riêng của nó. Khi hiểu được những ý nghĩa sâu xa bên trong ta sẽ càng thêm trân trọng những quà tặng quý giá được ban tặng.

Tròn rất rất mong các bạn sẽ theo dõi chuyện mình kể hằng tuần trên 2 kênh Fanpage Gạo Vinh HiểnBlog Gạo Kể Bạn Nghe ạ. Và cũng đừng quên cho Tròn biết chủ đề mà các bạn muốn mình cùng bàn luận là gì nhé. Mỗi tuần một câu chuyện hay sẽ đến nhà bạn ạ.

← Bài trước Bài sau →