[Chuyện Gạo kể] Ngày nắng ảnh hưởng đến cây lúa như thế nào?

[Chuyện Gạo kể] Ngày nắng ảnh hưởng đến cây lúa như thế nào?

Mến chào các bạn, tuần mới, chuyện mới, Gạo Tròn Đầy lại đến với các bạn đây. "Nắng mưa là chuyện của trời, tương tư là chuyện của tôi yêu nàng". Có ai quyết định được chuyện nắng mưa. Cũng chẳng có kênh dự báo nào chính xác tuyệt đối. Thế nên, thân phận là giống cây, giống cỏ, lớn lên ngoài trời nên Tròn và tất cả các cây lúa khác phải chịu mưa rồi chịu nắng.

Để xem bài "Chuyện ngày mưa" của Tròn các bạn hãy truy cập website Gạo Vinh Hiển nhé!

Nắng gắt khiến chúng mình không thể cho năng suất cao được

Nhắc đến chuyện nắng hạn thì không thể không nhắc đến sự ảnh hưởng nặng nề của El Nino từ năm 2014 - 2016. Đất nước chúng ta, đặc biệt là ngành nông nghiệp đã phải chịu tác động vô cùng to lớn của hiện tượng này.

El Nino đã có những tác động như thế nào đến cây lúa bọn mình? Nhớ lại thời kỳ ấy, hiện tượng El Nino làm nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa dẫn đến hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và hiện tượng mùa đông ấm ở khu vực miền núi, Trung Du và Đồng bằng Bắc Bộ.

Mùa mưa thì đối diện với lũ lụt, ngập úng còn mùa nắng thì đối diện với hạn hán, thiếu nước. Thật vậy mới thấy các bác nông dân đã chăm sóc bọn mình khó khăn như thế nào.

El Nino là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mùa đông ấm, hiện tượng này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa, làm giảm năng suất và dẫn đến mất mùa. Còn tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, khả năng xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa Đông Xuân, Xuân Hè, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu làm giảm năng suất hoặc mất trắng do thiếu nước, nhất là các vùng ven biển.

Năng suất thấp khiến giá thành gạo tăng

Cũng vì nắng nóng quá mức dẫn đến mất mùa mà giá của gạo chúng mình lại tăng vọt, người nông dân thì chịu cực dưới nền nhiệt độ cao, lao đao vì sản lượng giảm sút không đủ phục vụ nhu cầu. Người đi mua gạo thì mệt mỏi vì giá gạo tăng.

Tính đến nay, mỗi năm đều có một giai đoạn nắng gắt kéo dài. Các bạn cũng có thể cảm nhận nhiệt độ ở khu vực trung bộ đến miền tây nam bộ trong tháng Tư vừa qua đã đạt đến đỉnh điểm. Vào thời điểm giữa đến cuối tháng Năm là các tỉnh thành thuộc khu vực phía Bắc.

Tuy nhiên, để cứu lấy đời sống nông dân, các Ban, Ngành đã có những động thái tích cực. Cụ thể, lãnh đạo từng khu vực đã tiến hành rà soát tình hình đánh giá khả năng tác động của nắng nóng, hạn hán tới đời sống của nhân dân. Các ngành sản xuất, xây dựng các kế hoạch ứng phó cụ thể để triển khai thực hiện, giảm đến mức tối thiểu thiệt hại, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Thế nhưng, nắng cũng có những tác động tích cực đến nông nghiệp

Cây lúa bọn mình là loại cây nhiệt đới, ưa sáng và có thể quang hợp tốt trong điều kiện thời tiết ấm áp. Cường độ ánh sáng thấp cũng ảnh hưởng nhiều đến các bé mạ. Hàm lượng chất khô và sức đề kháng của cây mạ cũng sẽ thấp nếu ánh sáng không đủ. Rồi sao nữa? Cây lúa non sẽ ốm yếu, vàng vọt. Đến những hạt gạo tròn đầy như bọn mình cũng chỉ toàn bột và nhiều sâu bệnh.

Vậy đó, chúng mình sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện chiếu sáng dưới 13 giờ/ ngày và chu kỳ này cần tương đối ổn định trong thời gian dài (có thể là hết mùa vụ).

Chính vì vậy, với nhiệt và lượng ánh nắng đồng đều, không có quá nhiều biến đổi, nên mình và các bạn gạo đến từ ĐBSCL có thể phát triển với năng suất cao, chất lượng ổn định.

Tóm lại, cây lúa muốn thật “tươi xanh tráng sĩ”, chất lượng thật tốt, năng suất thật đều thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Gieo trồng đúng cách, chăm sóc đúng chuẩn, còn thời tiết thì phải “đúng đẹp” à nha. Vậy mới thấy, cây lúa và người nông dân Việt Nam đáng yêu làm sao.

Chuyện của Tròn chưa dừng lại ở đây đâu. Tròn sẽ còn quay lại với những câu chuyện hay hơn nữa. 

Các bạn có thể tiếp tục theo dõi và yêu thương những câu chuyện kể của Tròn thông qua 2 kênh Fan Page Gạo Vinh Hiển hoặc Blog Gạo Kể Bạn Nghe

>> Chuyện gạo kể - p1

>> Chuyện gạo kể - p2

>> Chuyện gạo kể - p3

>> Chuyện gạo kể - p4

>> Chuyện gạo kể - p5

>> Chuyện gạo kể - p6

← Bài trước Bài sau →