[Chuyện Gạo kể] Mưa tác động đến cây lúa như thế nào?

[Chuyện Gạo kể] Mưa tác động đến cây lúa như thế nào?

Mến chào các bạn, lại là Tròn đây. Mấy ngày mưa của bạn trải qua sao rồi? Hôm nay, một ngày trời trong gió mát, chim hót líu lo, Tròn sẽ tâm sự cùng bạn về những câu chuyện của ngày mưa.

Không biết các bạn gần xa có giống mình không, mình vừa thích mà cũng vừa ghét trời mưa! "Tại vì hôm mưa anh đưa chiếc ô, đã làm trái tim em có cầu vồng. Cầu vồng chỉ có khi mưa vừa tan..." Thế đấy, những ngày trời mưa mang đến cho chúng ta cảm giác mát mẻ dễ chị, nhưng đôi khi lại rất "phũ phàng" với những người đi đường bị ướt mưa đúng không nào?

Và mùa mưa đối với cây lúa bọn mình cũng vậy, vừa có lợi nhưng đôi khi cũng ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng và sự sinh tồn của cây lúa.

Gạo kể chuyện mùa mưa (Nguồn: Gạo Vinh Hiển)

Vì sao Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng lại thích hợp để trồng lúa? 

Các bạn có biết những hạt gạo chất lượng tốt nhà Vinh Hiển đa số đến từ các khu vực thuộc ĐBSCL không? Đối với khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm: vụ Mùa ( từ tháng 5,6 đến tháng 11); vụ Đông Xuân ( tháng 11,12 đến tháng 4); vụ Hè Thu ( từ tháng 4 đến tháng 8). 

Do đó, các em hạt giống mới vừa được gieo trồng trên khu vực của mình và mấy em gạo trắng trẻo, xinh xắn sắp chào đời rồi nè. Nhân tiện mùa hè đã đến, Tròn được về thăm lại quê hương nên đã được xem tận mắt cách bác nông dân trồng lúa và mùa mưa mang lại những gì cho cây lúa.

Việc trồng lúa phù hợp nhất tại các khu vực có lượng mưa lớn, do chúng mình cần cung cấp một lượng nước khá lớn để phát triển tốt. Theo Tròn tìm hiểu thêm, tại các quốc gia có mùa mưa bão theo chu kỳ thì việc gieo trồng lúa còn có tác dụng giữ cho việc cung cấp nước được duy trì ổn định hơn cũng như ngăn chặn lũ lụt không bị đột ngột. Dễ hiểu vì sao Việt Nam mình lại lọt top xuất khẩu gạo chất lượng nhất nhì thế giới rồi nhé.

Nhưng khi mưa quá nhiều thì ảnh hưởng không tốt chút nào!

Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 - 7 mm/ngày và 8 - 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung. Nếu tính luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây lúa cần một lượng mưa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng 1000 mm.

Ở ĐBSCL, lượng mưa hàng năm trung bình từ 1200 – 2000 mm nhưng phân phối không đều, gây ngập úng giữa mùa mưa ở nhiều nơi, mùa khô lại không đủ nước tưới. Ngay trong mùa mưa, đôi khi lại có một khoảng thời gian nắng hạn kéo dài làm trở ngại cho sự sinh trưởng của cây lúa.

Nếu công tác thủy lợi được thực hiện tốt, ruộng lúa chủ động nước thì mưa không có lợi cho sự gia tăng năng suất lúa. Ngược lại mưa nhiều, gió to, trời âm u, ít nắng, cây lúa phát triển không thuận lợi. Mưa còn tạo điều kiện độ ẩm thích hợp cho sâu bệnh phát triển làm hại lúa.

Sử dụng phân bón trong mùa mưa như thế nào?

Việc sử dụng phân bón trong mùa mưa cũng bị ảnh hưởng. Phân sau khi được bón vào đất thường không tan ngay mà cần một thời gian nhất định, sẽ bị thất thoát do rửa trôi nhiều nếu gặp mưa lớn tràn bờ. Do đó, trong mùa này, người nông dân phải chú ý thời tiết trước khi bón cũng như nên bón vào buổi sáng để tránh mưa vào buổi chiều.

Để hạn chế thất thoát qua rửa trôi thì phương pháp bón đống vai trò rất quan trọng. Đối với lúa, mực nước khi bón phân nên để nước xăm xắp mặt ruộng khoảng 2cm, tạo điều kiện hòa tan phân nhanh chóng, dễ dàng để hấp thu vào trong đất, cây trồng sẽ sử dụng từ từ.

Biết đến đây Tròn đã càng thêm yêu những người "bán lưng cho trời" để chăm sóc chúng mình hàng ngày trên mảnh ruộng bao la này. Các bác vừa bỏ công trồng, vừa bỏ công chăm sóc tính toán từng chút một. Chính vì thế, hạt gạo Vinh Hiển luôn là hạt gạo chứa đựng tình yêu thương.

Đổ ngã cây lúa khi mưa quá to

Ngoài ra mùa mưa cũng khiến người nông dân phải đối mặt với vấn đề đổ ngã cây lúa, Đổ ngã làm giảm năng suất lúa (trên 10%), ảnh hưởng đến chất lượng gạo và gây khó khăn trong thu hoạch nhất là thu hoạch bằng máy. Lúa ngã ảnh hưởng đến quang hợp, quá trình tạo hạt bị đình trệ do sự vận chuyển chất khô bị trở ngại, tỷ lệ lép và lửng gia tăng. Ngoài ra lúa ngã làm bông lúa ngập trong nước thúc đẩy hạt nảy mầm, hoặc hư thối do nấm bệnh tấn công và giảm chất lượng gạo.

Có thể thấy mưa cung cấp lượng nước tưới tiêu cho cây lúa nhưng nếu mưa quá nhiều và phân bố không đều sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất thu hoạch của cây lúa. Tròn hiểu các bác nông dân luôn lo lắng cho điều này.

Đến đây, Tròn hy vọng đã giúp cho các bạn hiểu hơn về hạt ngọc quê hương, những giai đoạn trước khi Tròn và các bạn trở thành cơm thơm ngon nóng hổi mà mọi người vẫn dùng hằng ngày.

Các bạn có thể tiếp tục theo dõi và yêu thương những câu chuyện kể của Tròn thông qua 2 kênh Fan Page Gạo Vinh Hiển hoặc Blog Gạo Kể Bạn Nghe

>> Chuyện gạo kể - p1

>> Chuyện gạo kể - p2

>> Chuyện gạo kể - p3

>> Chuyện gạo kể - p4

>> Chuyện gạo kể - p5

← Bài trước Bài sau →